4 điều kỳ lạ trong Cố cung: Vì sao quạ bay khắp trời?

Cố cung là nơi gắn liền với vua chúa hai triều Minh, Thanh ở Trung Quốc. Trong khuôn viên rộng đến 72 héc ta này, ngày nay vẫn tồn tại rất nhiều điều kỳ lạ khiến người ta khó hiểu. Cố cung chính là Tử Cấm Thành thời xưa, là cung điện nơi Hoàng thất hai triều Minh, Thanh sinh sống.

Người Trung Quốc có câu “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (tức là không đến Trường Thành thì không phải là hảo hán), trên thực tế, nếu bạn từng đến Bắc Kinh du lịch mà chưa ghé thăm Cố cung thì mới thực sự là điều đáng tiếc.

Tổng diện tích Cố cung lên đến 72 héc ta, có khoảng hơn 9000 gian phòng, hơn 70 tòa cung điện.

Dù có tìm khắp thế giới cũng khó có thể tìm được cung điện nơi đâu có quy mô sánh ngang với Tử Cấm Thành (dĩ nhiên là không tính những tòa cung điện xây mới). Cái chúng ta nói tới ở đây là kiến trúc cổ.

Nếu đã từng ghé thăm Cố cung, có lẽ bạn sẽ phát hiện ra một số điều khác lạ nơi đây. Trong số đó, không thể không kể đến 4 điều kỳ lạ dưới đây.

Đây là những điều kỳ lạ thực sự tồn tại, những thứ mà hầu như chúng ta không thể nào lý giải được.

Điều kỳ lạ thứ nhất: Khối đá khổng lồ trước điện(Vân Long thạch điêu)

Cố cung vốn là Hoàng cung thời phong kiến, bên trong chứa vô số bảo vật quý hiếm đều chẳng phải chuyện gì hiếm lạ, bởi vì vào thời cổ đại, việc tất cả những thứ tốt đẹp đều có trong Hoàng cung là một lẽ dĩ nhiên. Vì vậy, điều kỳ lạ đầu tiên trong bài viết này cũng chính là một món bảo bối.

Khối đá khổng lồ Vân Long thạch điêu ngay trước Bảo Hòa điện.

Món bảo bối này kỳ lạ không phải vì nó quý giá ra sao mà là vì người ta không thể hiểu được tại sao nó lại có thể xuất hiện trong Cố cung.

Nếu đến thăm Cố cung, đi qua Ngọ Môn, Thái Hòa Môn, Thái Hòa điện và Trung Hòa điện, chúng ta có thể nhìn thấy Bảo Hòa điện.

Phía trước Bảo Hòa điện là khối đá điêu khắc hình rồng và mây không lồ (Vân Long thạch điêu). Đây là một khối đá hoàn chỉnh, khổng lồ được điêu khắc họa tiết.

Nhìn vào khối đá điêu khắc này, người ta không thể ngừng thắc mắc, tại sao khối đá to như vậy lại có thể xuất hiện bên trong Tử Cấm Thành được?

Theo phỏng đoán, khối đá này nặng đến hơn 300 tấn, được các thợ thủ công thời nhà Minh sử dụng thuyền để vận chuyển đến đây. Nhưng rõ ràng, việc vận chuyển một khối đá lớn như vậy bằng công cụ thô sơ và sức người là điều không dễ dàng.

Qua đây có thể thấy được việc xây dựng Hoàng cung khi xưa quả thực là việc hao tiền tốn sức của dân chúng như thế nào.




Điều kỳ lạ thứ hai: Lu nước và vết dao còn lưu lại

Dạo một vòng quanh Tử Cấm Thành, sẽ không khó để nhận ra được một điều, đó là bên trong Cố cung có rất nhiều lu nước và trên một số lu nước này lại có rất nhiều vết dao còn lưu lại.

Thực ra, nếu bạn đọc nào có kiến thức về lịch sử đều sẽ không cảm thấy kỳ lạ trước phát hiện này.

Lu nước bị cạo mất lớp vàng mạ bên ngoài trong Cố cung.

Trong các khu tứ hợp viện thời phong kiến tại Trung Quốc đều sẽ có bày những lu nước lớn, công dụng của chúng cũng giống với những chiếc lu được bày trong Tử Cấm Thành.

Trong Tử Cấm Thành có khoảng hơn 300 lu nước, công dụng của chúng đó là cung cấp nước trong tình huống xảy ra hỏa hoạn.

Còn lý do tại sao trên thân một số lu nước ấy lại có vết dao thì lại là chuyện đáng xấu hổ trong lịch sử, khiến người ta phải đau lòng. Đó chính là những dấu tích do Bát quốc liên quân lưu lại khi chúng cố gắng cạo đi lớp mạ vàng ở bên ngoài mặt lu sau khi chiếm được Tử Cấm Thành.

Điều kỳ lạ thứ ba: Quạ bay khắp trời

Bên trong Cố cung là quang cảnh bao la, rộng lớn, chỉ cần ngẩng đầu lên là có thể nhìn thấy một khoảng trời.

Vậy nên cho dù khách tham quan có không có chủ đích nhìn thì vẫn sẽ có thể phát hiện ra một điều kỳ lạ đó là “Tại sao trong Cố cung lại có nhiều quạ đến như thế?”.

Theo lẽ thường, mọi người đa phần đều không thích loài quạ, không chỉ bởi vì vẻ ngoài đen thui của nó mà còn bởi vì tiếng kêu của loài quạ rất khó nghe.

Còn về việc tại sao trong Cố cung lại nhiều quạ như thế, nguyên nhân thực ra rất đơn giản.

Khuôn viên Cố cung tại Bắc Kinh.

Vào thời nhà Thanh, quạ được coi là Thánh điểu, cho nên cho phép người dân nuôi quạ và trong Cố cung cũng có rất nhiều quạ sinh sống.

Tuy rằng bên trong ba cung điện lớn không có cây cối, nhưng xung quanh đó lại có rất nhiều cây, đây cũng chính là lý do mà có rất nhiều quạ đậu ở ở đây.

Điều kỳ lạ thứ tư: Một căn phòng

Ba điều kỳ lạ kể trên có thể khiến mọi người thấy khó hiểu nhưng điều kỳ lạ cuối cùng sẽ khiến chúng ta cảm thấy có chút buồn cười. Đó chính là một căn phòng trong Cố cung.

Có thể nhiều người sẽ tò mò, suy đoán liệu đó có phải là Lãnh cung “từng trận gió lạnh” như thường đồn hay không?

Dĩ nhiên là không phải, bởi vì Lãnh cung đến giờ vẫn chưa được phép mở cửa tham quan, cho dù bạn có muốn xem cũng chẳng thể xem được.

Còn căn phòng mà chúng tôi muốn nói tới lại là nơi chúng ta đều vào xem được, điểm kỳ lạ của nó là ở diện tích của nơi này – chỉ rộng có 4.8 m2.

Nhà vệ sinh trong các gia đình cũng tầm khoảng 2-3 m2, vậy căn phòng 4.8m2 chắc là nhà vệ sinh phải không? Đáng tiếc, câu trả lời lại là không.

Căn phòng này không phải nhà vệ sinh và trong Cố cung cũng không có nhà vệ sinh. Căn phòng này là nơi Hoàng đế dùng, tên của nó là Tam Hi Đường, là thư phòng Hoàng đế.


Tam Hi Đường nơi hoàng đế đọc sách chỉ vỏn vẹn hơn 4m2.

Vậy cũng thật kỳ lạ, nơi Hoàng đế đọc sách cớ gì lại chỉ nhỏ như thế? Nhiều người hẳn sẽ cảm thán: “Hoàng đế cũng thảm quá đi, phòng đọc sách nhà tôi còn to hơn nơi này nhiều.”

Nguyên nhân tại sao thư phòng của hoàng đế lại bé xíu như vậy hiện vẫn chưa được tìm ra.

Tuy nhiên có lẽ khi đọc sách cần có một không gian thoải mái, dễ chịu, mà khí hậu ở phương Bắc rất lạnh lẽo, nếu thay bằng một căn phòng to và rộng thì sẽ rất khó để giữ ấm chăng?

Bên trong căn phòng cũng có bày một cái giường lò (giường đất, đốt củi ở bên dưới để giữ ấm) nên cũng khá phù hợp với suy đoán trên.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *