10 phát hiện mới ở Hy Lạp gây chấn động toàn thế giới

Từ những kho báu dưới đáy giếng ở Athens cho đến những di tích văn hóa dưới lớp đá bọt ở Akrotiri trên đảo Santorini, Hy Lạp đã đóng góp nhiều khám phá đáng ngạc nhiên cho thành tựu khảo cổ trên thế giới.

Đầu của vị thần Hy Lạp Hermes gần đây đã được khai quật dưới vỉa hè ở Athens. Nguồn: Bộ Văn hóa Hy Lạp

Mặc dù Hy Lạp cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã phải vật lộn chống lại đại dịch COVID-19 cùng những tác động tiêu cực của nó trong thời gian qua, nhưng đây vẫn là thời điểm thành công đối với nền khảo cổ học của đất nước này. Nhiều khám phá khảo cổ mới ‘không tưởng’ đã được phát hiện ở các vùng khác nhau của Hy Lạp.

Bức tượng đầu của thần Hermes cổ đại: một phát hiện khảo cổ nặng ký dưới vỉa hè ở AthensMột số hiện vật Hy Lạp cổ đại tuyệt vời đã được phát hiện trong quá trình thi công các công trình ở Athens, và Bộ Văn hóa đã bắt đầu công việc trùng tu di tích văn hóa.

Trong số đó, việc Athens phát hiện ra phần đầu của tượng thần Hermes cổ đại Hy Lạp đã lan truyền khắp thế giới. Bức tượng được tìm thấy ở độ sâu chỉ 1,3 m bên dưới vỉa hẻ của một con phố sầm uất tại trung tâm thủ đô Athens. Nó được đúc từ đá cẩm thạch và mô tả vị thần Hermes ở tuổi trưởng thành.

Với phát hiện này, đây có thể là thành tựu khảo cổ học tuyệt vời nhất của Hy Lạp trong 2020 – kho báu vô giá được cất giấu dưới đường phố ở Athens.

Đường ống nước cổ đại đầu tiên trên thế giới và cuộc khai quật di vật văn hóa đặc biệt khác thường

Một trong những hiện vật được khai quật ở Piraeus năm 2020 đặc biệt nổi bật là bức tượng không đầu được tìm thấy trong một giếng cổ. Nguồn: Bộ Văn hóa Hy Lạp




Khi người ta mở rộng tuyến tàu điện ngầm từ Athens đến thành phố Piraeus, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những đường ống dẫn nước cổ đại và hàng nghìn hiện vật từ thời Hy Lạp đến La Mã.

Nhiều vật dụng trong số này được làm bằng gỗ và được cất giấu sâu trong nước dưới đáy giếng. Xét từ thành phần của các vật liệu làm từ carbon, các sản phẩm gia dụng (bao gồm cả đồ dùng bằng gỗ) có thể thấy đây là những di vật đặc biệt khác thường.

Một số vật phẩm đã được trưng bày trong triển lãm cố định ở những ga tàu điện ngầm cạnh “Nhà hát thành phố” ở Piraeus, nơi vẫn đang được xây dựng.

Điểm nổi bật nhất từ trong những hiện vật này là một bức tượng không đầu tuyệt đẹp được tìm thấy dưới đáy giếng cổ.

Ngoài bức tượng Hermes, triển lãm còn bao gồm các cổ vật khác, chẳng hạn như bản sao mô hình của đường ống dẫn nước và sàn nhà bằng đá cuội nguyên bản từ thời Cổ đại .

Cổ vật của nền văn minh Mycenae được khai quật ở Akrotiri, Santorini

Vỏ gốm tinh xảo và các đồ vật khác ở Akrotiri. Nguồn: Bộ Văn hóa Hy Lạp




Đầu năm 2020, người ta khai quật được đồ gốm tinh xảo ở Akrotiri, một khu định cư cổ trên đảo Santorini.

Hầu hết các phát hiện khảo cổ học tại địa điểm này đều liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của cư dân trên đảo. Một vụ phun trào núi lửa đã phá hủy phần lớn hòn đảo, và sau đó nền văn minh Minoan cổ đại (còn gọi là nền văn mình Minos) ở đảo Crete cũng chết theo cách tương tự.

Một vật chứa hình vỏ sò được bảo quản tốt chứng tỏ những thành tựu nghệ thuật cấp cao của nền văn minh Mycenae. Đây có thể là đồ vật phổ biến nhất trong tất cả các đồ vật, và nó cho thấy rằng ngay cả trên những hòn đảo xa xôi trong thời cổ đại, vẫn có những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra hoàn toàn vì nghệ thuật.

Trong số những phát hiện mới khác, Bộ Văn hóa Hy Lạp còn tìm thấy thấy một dòng chữ bao gồm một ký tự tuyến tính A và một ký tự hình tượng khắc trên một di vật. Dòng chữ này được viết bằng mực và các chuyên gia cho rằng hiện vật này có thể liên quan đến một di vật khác trong các công trình tìm thấy từ cuộc khai quật này.

Thẻ khắc lời nguyền được tìm thấy dưới đáy giếng ở Athens

Thẻ khắc lời nguyền được tìm thấy ở Athens. Nguồn: Viện khảo cổ học Đức Juta Stalosche




Các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Athens của Đức đã khai quật được những thẻ khắc lời nguyền dưới đáy giếng trong nghĩa trang cổ đại Kerameikos của Athens, cho thấy một mặt khác của lịch sử Hy Lạp. Được biết, đây là nghĩa trang quan trọng nhất phục vụ Athens cổ đại.

Tổng cộng có khoảng 30 thẻ khắc lời nguyền trong tình trạng được bảo quản khá tốt đã được tìm thấy trong một chiếc giếng cổ tại đây. Các nhà khảo cổ cho rằng nó có thể bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại, khoảng 2500 năm trước. Giếng cổ này lần đầu được khai quật vào năm 2016 và khi đó đã tìm thấy một số vật dụng hàng ngày như đồ dùng để nấu nướng, đồ gỗ, đèn đất sét, tiền xu bằng đồng….

Jutta Stroszeck, nhà nghiên cứu ở Viện Khảo cổ học Đức, cho biết, những tấm thẻ có niên đại từ thế kỷ 4 trước Công nguyên. Đây là thời kỳ vua Demetrius trị vì Athens, ban luật lệ cấm chôn thẻ khắc lời nguyền trong mộ. Lệnh cấm này khiến người dân tìm đủ cách để che giấu lời nguyền.

Tám ngôi mộ hơn 2000 năm tuổi được phát hiện ở Ilia gần Olympia

Hy Lạp đã phát hiện 8 ngôi mộ cổ tồn tại từ thế kỷ 2 – 4 trước Công nguyên ở Ilia, phía tây Peloponnese. Những ngôi mộ này nằm trong nghĩa địa của thành phố cổ Elis.

Hũ tro bằng đồng được tìm thấy ở Ilia, Hy Lạp vào tháng 9 năm 2020. Nguồn: Bộ Văn hóa Hy Lạp




Trong số các phát hiện mới có 4 huyệt mộ hình chữ nhật lát đá, ba hòm chôn cất lớn gọi là pithos và một ngôi mộ có mái che. Bên trong một hòm chôn cất, nhóm khảo cổ tìm thấy hũ tro cốt bằng đồng và gương đồng. Chiếc hũ có trang trí hình hoa ở quai, đầu sư tử ở đoạn nối giữa tay cầm và mép.

Khám phá mới về sự sống con người cách đây 130 nghìn năm trong hang động Theopetra

Các hang động Theopetra ở vùng Thessaly, miền trung Hy Lạp được hình thành từ giai đoạn đồ đá thạch cao, cách đây khoảng 137 đến 65 triệu năm trước công nguyên. Hang động được làm bằng đá vôi và đã có người sinh sống từ giữa thời kỳ đồ đá. Những khám phá khảo cổ học mới ở đây đã cung cấp cho giới khảo cổ học những cái nhìn mới hơn đối với việc nghiên cứu về con người thời kỳ này.

Theo các nhà khảo cổ, địa điểm này rất có thể được xây dựng bởi loài người thuở sơ khai nhất trên trái đất. Việc phát hiện ra các vật thể trong hang chỉ ra rằng con người đã sống ở đây từ 130.000 năm trước.

Hang động Theopetra




Cư dân thời kỳ đồ đá trong các hang động đã ăn lúa mì, lúa mạch, dầu ô liu và nhiều loại đậu khác nhau. Họ cũng ăn một số loại thịt, chủ yếu là từ cừu và dê nhà (xương của chúng chiếm 60% tổng số xương được tìm thấy), và họ cũng nuôi các gia súc như bò hay lợn, thậm chí có cả chó.

11% các bộ xương được tìm thấy thuộc về hươu săn, lợn rừng, gấu, lửng, mèo rừng và thỏ rừng. Điều gây sốc là trên xương gấu vẫn còn những vết dao.

Những người này còn dùng rang hươu và những vỏ sò ở sông gần đó để sâu chuỗi thành đồ trang sức. Dấu tích của sáp ong cũng được tìm thấy trong hang động. Nghiên cứu mới nhất cho thấy khoảng 43 người đã sống trong các hang động Theopetra thời đồ đá mới.

Hộp sọ thời Byzantine có dấu vết phẫu thuật phức tạp

Các nhà nhân chủng học đã phát hiện ra một hộp sọ Byzantine thời kỳ đầu (còn có tên khác là thời kỳ đế quốc Đông La Mã) ở vùng Paliokastro trên hòn đảo Thassos, với những dấu vết phẫu thuật phức tạp trên bề mặt. Đây là một trong những phát hiện gây sốc của các khám phá khảo cổ học Hy Lạp trong năm 2020.

Hộp sọ từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7 sau Công nguyên cho thấy dấu vết phẫu thuật phức tạp. Nguồn: Thông tấn xã Athens-Macedonia




Theo Tiến sĩ Anagnostis Agelarakis , một nhà nghiên cứu giảng dạy tại Đại học Adeplhi University, lịch sử của hộp sọ có thể bắt nguồn từ thời kỳ đầu của Byzantium vào thế kỷ 4-7 sau Công nguyên. Chính ông và nhóm nghiên cứu của mình đã tìm thấy bộ hài cốt này. Họ đã phát hiện và nghiên cứu 10 bộ xương, bao gồm 4 phụ nữ và 6 nam giới. Xét từ vị trí và phong cách của các ngôi mộ cho thấy địa vị xã hội của những người này không thấp.

Báo cáo nghiên cứu nêu rõ: “Đặc điểm xương cho thấy những người này lao động chân tay …. Cả nam và nữ đều có dấu hiệu bị thương, thậm chí là chấn thương nặng, nhưng họ đều được điều trị tốt và các bác sĩ chữa trị cho họ rất giàu kinh nghiệm, có thể đã được đào tạo điều trị chấn thương phẫu thuật chuyên nghiệp. Chúng tôi cho rằng họ là quân y. “

Các công trình cổ đại của Epidaurus vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên

Trong cuộc khai quật khảo cổ học vào tháng 7 năm 2020, người ta đã tìm thấy tàn tích của một đền thờ cổ có từ trước đó nằm trong khu vực đền thờ thần y Asclepius, nằm gần nhà hát của di chỉ cổ đại Epidaurus ở ngoại ô Athens.

Tòa nhà có từ năm 600 trước Công nguyên này bao gồm một tầng với vết tích của các cột trụ và một tầng hầm bằng đá đã được dọn sạch. Các phần khác vẫn đang được khai quật. Phần nền là một bức tranh khảm hoàn chỉnh bằng đá cuội, và nó cũng là một trong những địa điểm lát đá hiếm hoi và được bảo tồn tốt nhất còn sót lại từ thời kỳ này.




Tòa nhà thế kỷ 4 trước Công nguyên nằm trên địa điểm của di chỉ có từ thế kỷ 6 trước công nguyên

Khám phá này rất có ý nghĩa vì nó có trước tòa nhà rạp hát ở cùng một địa điểm. Theo các chuyên gia, tầng hầm sau này là nơi ở bí ẩn của Thần Y Asclepius, được thay thế bằng một nhà hát sau thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

Điều này cho thấy sự thờ cúng thần y của cư dân Epidaurus đã có từ sớm hơn rất nhiều so với suy đoán của các chuyên gia và ẩn chứa nhiều điểm bí ẩn. Điều này cũng làm thay đổi nhận thức chung về lịch sử của khu vực.

Các bản khắc và tác phẩm nghệ thuật gần Kythnos

Mùa Hè năm 2020, các nhà khảo cổ học từ Khoa Khảo cổ học tại Đại học Thessaly đã phát hiện thêm nhiều hiện vật quan trọng trên hòn đảo đá nhỏ gần hòn đảo Kythnos, Hy Lạp. Hòn đảo nhỏ này đã từng là một thành phố quan trọng vào đầu thời kỳ Byzantine.

Đồ gốm, đồ trang sức và tượng phụ nữ trong tình trạng còn tốt đã được tìm thấy trong khu bảo tồn này. Điều đó thuyết phục các chuyên gia rằng nơi đây đã từng tồn tại một hình thức thờ cúng nữ thần quan trọng.




Nguồn: Bộ văn hóa Hy Lạp

Những phát hiện này, chỉ mới được Bộ Văn hóa Hy Lạp công bố gần đây, bao gồm nhiều di vật văn hóa bằng văn bản mô tả chi tiết lịch sử của hòn đảo. Hòn đảo đã có người sinh sống từ thế kỷ 12 trước Công nguyên đến thế kỷ 7 sau Công nguyên.

Một trong những bản khắc được các học giả coi là “rất quan trọng” mô tả chuyện một tên cướp biển tên là Grafkitis đã nắm quyền kiểm soát Kythnos vào thế kỷ 20. Theo những hiện vật được phát hiện gần đây, Grafkitis được hỗ trợ bởi người Macedonians, nhưng cuối cùng đã bị chiếm đóng bởi người Athen.

Phát hiện khảo cổ lâu đời nhất: Cây hóa thạch 20 triệu năm tìm thấy ở Lesbos

Các nhà khoa học Hy Lạp đã có phát hiện kinh ngạc về một thân cây từ 20 triệu năm trước vẫn còn cả cành và hệ rễ sau khi hóa thạch bởi một vụ phun trào núi lửa.




Được biết, cây hóa thạch này được tìm thấy trong một khu rừng trên đảo Lesbos của Hy Lạp. Khu vực này đã được hình thành từ 20 triệu năm trước khi một núi lửa phun trào bao trùm vùng phía bắc của đảo, nhấn chìm cả khu vực trong tro bụi và dung nham. Sau đó nó đã được liệt kê là khu bảo tồn di sản thiên nhiên vào năm 1985, nhưng cây hóa thạch được phát hiện ở đây đều rất lâu đời, có niên đại cách đây 20 triệu năm.


Cây hóa thạch tìm thấy tại Lesbos – Thông tấn xã Athens-Macedonia

Những cây trong khu vực này khi núi lửa phun trào đã bị chôn vùi trong đống tro tàn, rồi sau đó mưa lớn gây ra lũ lụt, cuốn trôi tất cả. Những trận lở đất lớn chắn ngang thung lũng sông, thân cây chất thành nhiều lớp rồi hóa đá.

Nickolas Zouros, Giáo sư địa chất tại Đại học Aegean (Hy Lạp) cùng các cộng sự đã khai quật hệ sinh thái rừng hóa thạch này. Tuy nhiên Giáo sư Zouros phát biểu với CNN rằng ông chưa bao giờ chứng kiến một phát hiện nào đáng kinh ngạc như chiếc cây còn nguyên vẹn kể trên.

Nguồn: DV – Theo San San (Sohu)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *