Chuyện gì đã xảy ra?
Trong điều kiện giao thông của thế giới thời nhà Thương, khoảng cách giữa Israel và Hà Nam, Trung Quốc là khoảng 6.000 km. Theo các nhà khoa học, khoảng cách địa lý như vậy khiến hai nước khó có thể tiếp xúc và giao lưu với nhau.
Tuy nhiên, một số khám phá khảo cổ học bí ẩn trong tàn tích của triều đại nhà Thương gây chấn động thế giới đã chứng minh rằng cả hai có mối liên hệ với nhau.
Bắt đầu từ năm 1928, các nhà khảo cổ học đã nhiều lần khai quật di tích Ân Thương và phát hiện ra nhiều hiện vật kỳ bí. Trong đó, có bức tượng bằng ngọc bích phản ánh rõ hình ảnh của người Israel.
Bức tượng ngọc có chạm khắc một chi tiết giống với mũ “kipa” (loại mũ tròn nhỏ độc đáo của người Do Thái cổ đại ra đời cách đây hơn 3000 năm và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay). Do đó, việc phát hiện ra chiếc mũ tròn nhỏ từ di tích Ân Thương đã chứng tỏ rằng triều đại nhà Thương có mối liên hệ bí ẩn với Israel.
Tượng người đội mũ kipa trong di tích Ân Thương (Ảnh: Sohu)
Đối với vấn đề này, ông Lý Tế, một người có thâm niên trong giới khảo cổ, người đã chủ trì cuộc khai quật Di tích Ân Thương, đã chỉ ra rằng: “Nhà Thương và nền văn minh Trung Á mà cụ thể là Israel hẳn đã có sự tiếp xúc về văn hóa vì nếu không thì không thể giải thích được sự trùng hợp đến kỳ lạ như vậy”.
Tuy nhiên, Israel và nhà Thương lúc bấy giờ cách nhau hơn 6000 km, họ đã giao tiếp và liên lạc như thế nào?
Về vấn đề này, một số chuyên gia chỉ ra rằng trước khi có Con đường Tơ lụa, con đường giao lưu giữa phương Đông và phương Tây nên được gọi là “Con đường Ngọc”. Những thương nhân sớm nhất trên “Con đường Ngọc” là những người Do Thái cổ đại và Ân Thương.
Quan trọng hơn, vào thời điểm đó, nhà Thương cực kỳ phát triển, thu hút rất nhiều thương nhân đến buôn bán. Trong khi đó người Israel, được mệnh danh là thương nhân số một thế giới, đương nhiên họ sẽ không bỏ qua cơ hội kinh doanh ở đây, vì vậy giao lưu Đông Tây đã hình thành.
Trong quá trình này, hình ảnh của người Israel và một số công nghệ hoặc phương pháp tiên tiến ở Trung Á đã được đưa vào thời nhà Thương. Nhờ vậy, một số hiện vật đã được tạo ra dưới sự ảnh hưởng của người Isarel và lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Nguồn: SH
- Kì lạ việc tìm thấy tiền xu La Mã 1500 năm tuổi ở Nhật Bản, các nhà khảo cổ bối rối
- Liệu đồng xu cổ đại “có xuất xứ Châu Phi” ở Úc sẽ thay đổi lịch sử vùng đất này?
- Những xác ướp “người lạ” bí ẩn ở Trung Quốc