Mộ cổ 2.000 năm được phát hiện ở Giang Tây, điều kỳ lạ là xương cốt đã mục nát nhưng mô não vẫn còn nguyên: Chuyên gia hoang mang tột độ!

Từng bước tiếp cận ngôi mộ cổ đều khiến các chuyên gia đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác! Một nhà khảo cổ học bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một người dân ở huyện Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc nói rằng trên núi xuất hiện một ngôi mộ cổ quy mô lớn và đã bị đào trộm. Nhận được tin, họ tức tốc đến hiện trường…

Sau một hồi kiểm tra kỹ lưỡng, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng thực sự có một ngôi mộ cổ dưới hang cướp. May mắn thay, do cảnh sát đến kịp thời, bọn trộm mộ chỉ kịp cho nổ tung cái hố trước khi chui vào lăng mộ rồi vội vã bỏ đi.

Não người có niên đại hơn 2000 năm (Ảnh: 163)

NGÔI MỘ KHỔNG LỒ THỜI XUÂN THU

Sau khi các chuyên gia vào bên trong, họ phát hiện ra rằng ngôi mộ được chia thành ba khu vực. Quan tài chính ở góc đông nam, và hàng chục quan tài khác ở hai khu còn lại. Qua đánh giá sơ bộ có thể thấy lăng mộ này thuộc về tầng lớp quyền quý.

Nhóm chuyên gia phỏng đoán đây là nghĩa trang của một gia đình lớn hoặc quý tộc ở vùng Giang Nam.

Dựa trên nghiên cứu của những đồ vật được tìm thấy, đây có thể là một ngôi mộ đầu thời Xuân Thu thuộc về nhân vật có tên Lý Châu Ao. Toàn bộ ngôi mộ dài 14,7 mét, rộng 11,4 mét, với tổng diện tích 168 mét vuông.

Phần trên của ngôi mộ được niêm phong, cao 12 mét. Con số này gần như phá vỡ kỷ lục khảo cổ về các ngôi mộ thời Tiền Tần ở tỉnh Giang Tây. Đây thực sự là một khám phá đáng kinh ngạc khiến hai chuyên gia khảo cổ có mặt rất ngạc nhiên.




Ngôi mộ được chôn sâu dưới lòng đất (Ảnh: Sohu)

TRUYỀN THUYẾT VỀ LĂNG MỘ BÍ ẨN

Vì đất quá cao nên nhóm khảo cổ phải đẩy nhanh quá trình “giải cứu” tránh gây ra những tổn hại đối với ngôi mộ. Các chuyên gia đã mời rất nhiều dân làng đến giúp đỡ. Những người dân trong làng cho biết rằng có một câu chuyện được lưu truyền trong khu vực địa phương.

Nội dung câu chuyện đại khái là như thế này: Có một nhóm người đã xây dựng ngôi mộ cổ ở đây, trong lăng mộ có tổng cộng 50 chiếc quan tài làm bằng gỗ nanmu vàng, bên trong chôn cất những người đặc biệt.

Chỉ có duy nhất một người canh giữ lăng mộ biết được thông tin và nó được truyền cho thế hệ sau. Bí mật này đã trở thành một truyền thuyết. Vị trí của lăng mộ và danh tính của chủ nhân bên trong vẫn còn là lời đồn đoán.

HÉ LỘ SỰ THẬT VÀ PHÁT HIỆN KINH HOÀNG

Công việc nghiên cứu liên quan về hài cốt người do Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Biên giới của Đại học Cát Lâm đảm nhiệm.
Khi các chuyên gia lần lượt mở những quan tài đặt trong lăng mộ, họ tìm thấy 22 thi thể. Điều khiến họ không thể tin được là tất cả 22 xác chết đều được buộc bằng dây bện bị ăn mòn. Những xác chết này đều nằm ngửa. Sau một số cuộc kiểm tra DNA, người ta phát hiện ra rằng đây đều là những cô gái tuổi từ 17 đến 23.

Đại học Vũ Hán và Đại học Bắc Kinh đã tiến hành phân tích sơ bộ các vật liệu kết tinh màu xanh lục bám trên xương người, và kết quả cho thấy đó chủ yếu là muối photphat sắt.




Theo phán đoán của các nhà khảo cổ học, vào thời Tiền Tần, ngoại trừ vùng đất Ngô Việt có tục niêm phong các lăng mộ và cho người canh giữ, còn lại hầu hết các hoàng thân quốc thích đều chọn cách đào mộ thật sâu xuống lòng đất. Vì vậy có thể khẳng định lời đồn đại ở trên là không có thật.

Mô não trong mộ cổ (Ảnh: Sohu)


Trong các các cuộc khai quật sau đó, các chuyên gia đã tìm thấy quan tài chính có kích thước lớn hơn hẳn. Sau khi mở quan tài, nhóm khảo cổ vô cùng sửng sốt: Hóa ra đó là một bộ não của con người. Điểm đặc biệt là xương cốt đã mục nát do thời gian, nhưng mô não đã được bảo tồn trong hơn 2.000 năm.

Chuyên gia giải thích nguyên nhân của việc này như sau: Quan tài được đóng rất kín, không khí không thể dễ dàng lọt vào trong. Hơn nữa đất đỏ độc nhất ở Giang Tây cũng góp phần giúp bộ não người này có thể được bảo quản nguyên vẹn.

Ngoài phát hiện những bộ hài cốt trên, nhóm khảo cổ còn tìm thấy nhiều bảo vật quý giá, đóng góp không hề nhỏ cho việc nghiên cứu văn hóa – lịch sử.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *