Nghiên cứu mới nhất đã xác nhận rằng một con sư tử con được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia vào năm 2018 có thể có nguồn gốc từ 28.000 năm trước. Các chuyên gia cho rằng, con sư tử con trong hang động này là hài cốt động vật thời kỳ băng hà được bảo quản tốt nhất được tìm thấy cho đến nay, theo The Epoch Times.
Hình ảnh con sư tử hang động Sparta được tìm thấy (Ảnh: The Epoch Times)
Con sử tư con này được đặt tên là “Sparta”, là một con sư tử cái hang động, một loài mèo lớn đã tuyệt chủng, lớn hơn một chút so với sư tử châu Phi hiện nay. Loài sư tử cổ đại này lang thang trong lãnh nguyên khắc nghiệt của Bắc bán cầu trong Kỷ Băng hà.
Con sư tử con này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2018 bởi Boris Berezhnev, một thợ săn voi ma mút có giấy phép trên sông Semyuelyakh ở Viễn Đông Nga. Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ những gì còn lại của Sparta.
Sư tử hang động Sparta (Ảnh: The Epoch Times)
Một trong những tác giả của nghiên cứu, Giáo sư Love Dalén tại Trung tâm Di truyền học cổ ở Stockholm, Thụy Điển, đã tuyên bố trong một thông cáo báo chí rằng “Sparta có lẽ là động vật kỷ băng hà được bảo quản tốt nhất từng được tìm thấy, ngoại trừ bộ lông hơi xù, nó hầu như không bị tổn thương gì, móng vuốt của nó vẫn đủ sắc bén và thậm chí còn giữ được râu của mình”.
Ngoài ra, chỉ cách nơi khai quật Sparta 15 mét, một chú hổ con khác tên là ‘Boris’ đã được Berezhnev tìm thấy vào năm 2017. Ban đầu cả hai được suy đoán là có quan hệ huyết thống; tuy nhiên, xác định niên đại bằng carbon phóng xạ cho thấy con thứ hai này sống cách đây khoảng 43.448 năm, trước Sparta khoảng 15.000 năm.
Ông Dalén nói rằng Boris là một con sư tử đực, tuy bị hư hại nhiều hơn nhưng nó vẫn được bảo quản rất tốt và trông như vừa mới chìm vào giấc ngủ.
Sư tử hang động tên Boris, ảnh được chụp tại Yakutsk, Nga (Ảnh: Reuters/Innokenty Pavlov)
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, dựa trên sự phát triển của răng, Sparta khi chết chưa đầy hai tháng tuổi, trong khi Boris chỉ mới một đến hai tháng tuổi khi chết.
Giáo sư Dalén nói rằng, do hài cốt của chúng còn nguyên vẹn, chúng có thể đã bị chôn vùi trong lòng đất do một trận lở bùn hoặc rơi vào vết nứt trên lớp băng vĩnh cửu.
Tiến sĩ Victoria Herridge kiểm tra những di vật (Ảnh: The Epoch Times)
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bộ lông của hai con sư tử khá giống với những con sư tử con châu Phi, nhưng bộ lông tơ dài hơn và dày hơn, có lợi cho việcchống lại giá lạnh và răng phát triển sớm hơn so với sư tử châu Phi, điều này cho thấy trong môi trường lạnh giá, sư tử hang động phải bắt đầu ăn thịt sớm hơn để phát triển nhanh chóng.
Ngoài ra, lông của Sparta có màu xám đến nâu nhạt, trong khi lông của Boris là vàng xám nhạt. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có nghĩa là màu lông của sư tử hang động có thể ngày càng nhạt hơn theo thời gian, và nó đã thích nghi với môi trường phủ đầy tuyết ở phía bắc.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Quaternary đầu tháng 8/2021.
Nguồn: DKN
- Thiết bị điện 100.000 năm tuổi đặt lại câu hỏi về nguồn gốc loài người
- Tảng đá Rosetta viết gì mà các nhà khoa học đánh vật 20 năm mới dịch được?
- Phát hiện mới về “đường hầm âm phủ” trong lòng kim tự tháp ở Mexico