Hành động vô nhân đạo của bọn đạo mộ với công chúa Trường Lạc thực sự khiến “trời không dung, đất không tha”.
Công chúa Trường Lạc
Được xem như là hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc, Nhà Đường dưới thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự, trở thành đất nước rộng lớn nhất trên thế giới thời bấy giờ. Đại Đường bao quát vùng đất gồm hầu hết lãnh thổ Trung Quốc ngày nay và một phần lớn Trung Á kéo dài đến phía đông Kazakhstan.
Đối với hậu thế, Lý Thế Dân để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc, một phần là vì tài năng trị vì kiệt xuất hơn người và một phần cũng vì sự kiện lên ngôi nổi tiếng tàn bạo “biến Huyền Vũ” (Lý Thế Dân đã giết chết hai người anh em của mình tại Huyền Vũ môn, thành Trường Vũ).
Bức vẽ hoàng đế Đường Thái Tông. Hình ảnh: Internet
Mặc dù có đến 35 người con, trong đó có 21 vị công chúa, nhưng nàng công chúa được ông sủng ái hơn cả là công chúa Trường Lạc. Từ khi còn nhỏ, nàng đã vô cùng xinh đẹp với tài năng cầm kỳ thi họa xuất chúng, thật sự là tài sắc vẹn toàn.
Đến tuổi trưởng thành, Lý Thế Dân lại càng kén chọn, hy vọng chọn cho con gái mình một mối hôn nhân tốt. Thậm chí ông còn muốn phá vỡ cung quy phong kiến lúc bấy giờ và trao cho Trường Lạc công chúa một khoản hồi môn cao hơn hẳn cô mẫu của mình.
Ấy vậy mà nàng lại chết bất đắc kỳ tử bởi 1 cơn ốm nặng khi mới ở độ tuổi ngoài 20. Đối với Lý Thế Dân, đây rõ ràng là một cú sốc và tiếc nuối quá lớn trong cuộc đời của ông. Sau cái chết của con gái được mình nâng niu bấy lâu nay, ông đã tổ chức tang lễ với tiêu chuẩn cao hơn chức vị công chúa bình thường, và nơi chôn cất Trường Lạc công chúa thậm chí còn được xây dựng riêng, tách ra khỏi Chiêu lăng.
Di vật còn sót lại trong lăng mộ Trường Lạc công chúa. Hình ảnh: Baidu
Trên tấm văn bia tại lăng mộ của nàng có khắc: “Sáng trong trăng rọi rừng quỳnh, nhẹ nhàng tựa ánh ban mai ngọc ngà”, hai câu thơ đủ để cho hậu thế thấy được sự yêu chiều của Lý Thế Dân đối với nàng công chúa này như thế nào.
Cảnh tượng kinh hoàng trong lăng mộ
Trường Lạc công chúa cao quý là thế nhưng khi các chuyên gia tìm đến lăng mộ của nàng để dọn dẹp và khai quật, trước mắt họ là một cảnh tượng đáng xấu hổ trong lăng mộ, thậm chí còn khiến họ phải thốt lên: “Những kẻ này thật vô nhân đạo, chúng đã động đến cả những điều cấm kỵ nhất.”
Hầu hết các di vật văn hóa trong lăng đã bị bọn trộm mộ lấy đi, khung cảnh tan hoang, tiêu điều trong lăng khiến các chuyên gia hết sức phẫn nộ. Kinh khủng hơn nữa là chiếc quan tài đã biến thành một đống than đen gớm ghiếc, vụn tro bay khắp nơi.
Bên trong lăng mộ Trường Lạc công chúa ngày nay. Hình ảnh: Kknews
Theo phỏng đoán của các chuyên gia, nhiều khả năng bọn mộ tặc đã đốt cháy quan tài để thắp sáng trong quá trình trộm cắp bảo vật mà không màng đến hài cốt của công chúa bên trong. Theo quan niệm truyền thống của xã hội Trung Quốc, đây là sự thiếu tôn trọng lớn nhất đối với người đã khuất và các chuyên gia cũng lấy làm tiếc cho những bảo vật và hài cốt của công chúa.
Sau khi dọn dẹp lại, những gì còn lại trong lăng mộ là những bức tranh vẽ trên tường vô cùng tinh xảo: rồng bay cao vút, hổ trắng gầm thét, ngựa phi nước đại, cùng một số lượng lớn các hoa văn như áo giáp, lính canh, phu nhân và nam hầu.
Những chi tiết trên bức tranh tường tại lăng mộ Trường Lạc công chúa. Hình ảnh: Baidu
Thông qua việc phân tích và lý giải những bức tranh tường này, các chuyên gia cũng có thể hiểu sâu hơn về những nét lịch sử của triều đại nhà Đường. Chỉ tiếc rằng hài cốt của vị công chúa tài sắc vẹn toàn đã bị hủy hoại đến độ chỉ còn là 1 bãi tro tàn!
Nguồn: SH
- Choáng với nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” của 2 cô công chúa con vua Ba Tư thế kỷ 19
- 4 bí ẩn kinh dị chưa có lời giải trong lịch sử
- Công chúa chôn 240 năm không phân hủy: Cách mạng văn hóa đào xác cõng diễu phố đấu tố