8 kiến trúc tiên tiến kinh ngạc cổ xưa: người cổ đại không thể xây dựng?

Các công trình cổ đại này được thiết kế và thi công với kỹ thuật công nghệ vượt xa so với tuổi ước tính của chúng. Những học giả ngoài dòng chính thống tin rằng kiến thức và công nghệ cần thiết để xây dựng những cấu trúc tiên tiến đáng ngạc nhiên này đến từ ngoài trái đất hoặc từ một nền văn minh tiền sử vượt trội.

Trong thế giới chúng ta đang sống ngày nay, những công trình đáng kinh ngạc về kỹ thuật kiến trúc đã trở nên phổ biến nhờ sự tinh tế, sáng tạo và tiến bộ mà nhân loại đã đạt được trong hàng trăm năm qua. Tuy nhiên, rất nhiều các công trình kỳ vĩ cổ đại vẫn tồn tại cho đến ngày nay mặc dù đã trải qua sự khắc nghiệt của thời gian.

Chúng ta coi xã hội hiện đại là nền văn minh nhân loại tiên tiến nhất, nên hầu hết chúng ta không thể tưởng tượng rằng tổ tiên của chúng ta cũng có khả năng xây dựng những công trình tương đương như thế, và thậm chí là những cấu trúc còn ấn tượng hơn những gì chúng ta có ngày nay.

Dưới đây chúng ta hãy xem xét qua về 8 trong số các cấu trúc cổ xưa rất tiên tiến này, tưởng chừng như chúng ta không thể xây dựng.

1. Quần thể hang động Long Du 

Bên trong hang động Long Du. (Ảnh: Wikipedia)




Một trong những di chỉ ngầm dưới lòng đất bí ẩn nhất từng được phát hiện là một quần thể hang động gần Thập Yển, Bắc Thôn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Di chỉ này đã được các nông dân tình cờ đào được vào năm 1992. Hang Long Du gồm một loạt các hang động nhân tạo được cho là ít nhất đã 2.000 năm tuổi và là một trong những công trình lớn nhất do con người xây dựng dưới lòng đất. Nhiều nhà nghiên cứu đã phải bối rối trước kích thước và độ chính xác của các hang động.

Các nhà khảo cổ học, kỹ sư, kiến trúc sư và các nhà địa chất trên toàn thế giới đã cố gắng tìm hiểu cách thức, thời gian và mục đích xây dựng các hang động nhân tạo này, nhưng không ai có thể đưa ra được câu trả lời thỏa đáng cho tất cả bí ẩn về công trình đó.

2. Thành phố ngầm Derinkuyu – Thổ Nhĩ Kỳ

Thành phố ngầm Derinkuyu. (Ảnh: pinterest)




Thành phố ngầm khổng lồ Derinkuyu vẫn luôn bị bao phủ với những bí ẩn kể từ khi được phát hiện tình cờ vào năm 1968. Thành phố 18 tầng được xây dựng bên dưới bề mặt mặt đất này được tìm thấy ở vùng Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ – một khu vực nổi tiếng toàn cầu với mạng lưới mê cung rộng lớn dẫn đến các thành phố ngầm khác nhau. Thành phố ngầm Derinkuyu rất lớn, nó có thể chứa tới 20.000 người. Hơn nữa, các phòng của nó được thiết kế phục vụ các mục đích và chức năng khác nhau như khu nhà ở, đền thờ, cửa hàng, lăng mộ và nhiều các chức năng khác nữa. Điều thú vị là thành phố cũng có hệ thống an ninh và cung cấp nước tinh vi, đảm bảo sự sống và an toàn cho những người sống trong thành phố ngầm này. Không ai biết chắc ai đã xây dựng thành phố và tại sao, nhưng các chuyên gia nói rằng chỉ có những người có kiến thức rất sâu về địa lý, đồ đá, kiến trúc cũng như kỹ thuật thi công mới có thể đạt được kỳ tích như vậy.

3. Thành phố đá Petra – Jordan

Toàn cảnh thành phố đá Petra. (Ảnh: Wikipedia)




Giữa những năm 400 trước Công nguyên đến 106 sau Công nguyên, Petra là thủ đô của đế chế Nabataean và từng là nơi sinh sống của khoảng 20.000 người. Nó cũng là một điểm giao thương rất phát triển trong khu vực cho đến khi bị chiếm đóng bởi Rome và thương mại quốc tế tại khu vực bắt đầu suy giảm. Điều làm cho thành phố cổ này trở nên nổi tiếng là kiến trúc của công nghệ đá cắt, rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá, mạng lưới giao thông thủy và hệ thống thủy lợi sáng tạo. Cho đến nay, chỉ có 15 phần trăm thành phố đá đã được khai quật, điều đó có nghĩa là hầu hết các công trình bằng đá khổng lồ của nó vẫn chưa được khám phá và vẫn chôn vùi dưới lòng đất.

Đến giờ, người ta chưa phát hiện được lịch sử của Petra bắt đầu từ khi nào, phỏng đoán là từ năm 1.550 đến 1.292 trước Công Nguyên trong thời triều đại thứ 18 của Ai Cập.

4. Toà thành Sacsayhuamán – Peru

Một phần của bức tường của tòa thành Sacsayhuamán, Cusco, Peru. (Ảnh: Wikipedia)




Tòa thành Sacsayhuamán nằm ở vùng ngoại ô của thành phố cổ xưa Cusco, thủ đô lịch sử của Đế chế Inca, thuộc Peru ngày nay. Những tàn tích còn lại của Sacsayhuamán làm kinh ngạc và bí ẩn đối với tất cả những người nghiên cứu hoặc tham quan nó. Tòa thành này được cho là đã được xây dựng bởi nền văn hóa Killke vào khoảng năm 1.100 sau Công nguyên và tiếp tục được hoàn thiện bổ sung bởi người Inca trong thế kỷ XIII. Nơi này nổi tiếng với những bức tường đá khô được xây dựng bằng những tảng đá massive có trọng lượng lên tới 200 tấn. Các nhà nghiên cứu không chỉ không biết làm thế nào những viên đá khổng lồ này được di chuyển đến địa điểm nằm ở độ cao 3.701 m (12.142 ft) mà họ còn không biết làm sao những viên đá được gắn với nhau chặt đến mức một tờ giấy cũng không thể chui lọt giữa hầu hết các khối.

5. Hệ thống thuỷ lợi La Mã – Rome

Pont du Gard là phần nổi tiếng nhất của Hệ thống thủy lợi La Mã mang nước từ Uzès đến Nîmes cho đến khoảng thế kỷ thứ IX khi bảo trì bị ngừng lại. Tượng đài cao 49m và dài 275m. (Ảnh: Wikipedia)




Nền văn minh La Mã cổ đại tự hào có nhiều thành tựu về kỹ thuật và xây dựng, và trong số những công nghệ tiên tiến nhất có lẽ là hệ thống thủy lợi của họ. Họ có thể không phải là người khởi tạo hệ thống thủy lợi và giao thông thủy, nhưng họ chắc chắn đã hoàn thiện nó. Hệ thống kênh dẫn nước La Mã đầu tiên được cho là đã được phát triển vào khoảng năm 312 trước Công nguyên và chúng được coi là tuyệt tác kỹ thuật sử dụng trọng lực trong việc vận chuyển nước qua hệ thống các đường kênh bằng đá và bê tông vào thành phố, cung cấp nước sạch cho nhà ở, nhà tắm công cộng, và đài phun nước. Ngày nay hầu hết hệ thống các kênh này đã bị bỏ hoang, tuy nhiên một số vẫn còn được sử dụng, điều này nói lên rất nhiều về cách thiết kế chức năng và thi công của hệ thống kênh này chắc chắn đi trước thời đại.

6. Đập Marib – Yemen

Phần còn lại của Đập Marib – Yemen. (Ảnh: Wikipedia)




Các phần công trình đầu tiên của đập được cho là đã được xây dựng từ đầu năm 2.000 trước Công nguyên và Đại đập Marib được coi là con đập lâu đời nhất được biết đến trên thế giới được xây dựng vào khoảng năm 1.700 trước Công nguyên. Tuy nhiên, con đập như chúng ta thấy ngày nay được xây dựng bởi Sabeans của Vương quốc Saba cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên để lưu trữ nước từ những cơn mưa gió mùa ít ỏi. Đập Marib được coi là một kỳ quan thế giới của kỹ thuật lưu trữ nước thời cổ đại vì nó đã hoàn thành mục đích lưu trữ và vận chuyển nước trong hơn một nghìn năm cho đến khi con đập bị phá hủy cuối cùng vào năm 600 sau Công nguyên.

7. Vòng tròn Goseck – Đức

Vòng tròn Goseck sau khi được phục dựng. (Ảnh: Wikimedia Commons)




Công trình này còn được gọi là Stonehenge của Đức, vòng tròn Goseck là một vòng tròn thời kỳ đồ đá mới được xây dựng vào khoảng những năm 5.000 trước Công nguyên. Đối với nhiều người, địa điểm cổ xưa 7.000 năm tuổi này là đài quan sát mặt trời nổi tiếng lâu đời nhất thế giới vì nó nằm trên vĩ độ gần giống với Stonehenge nổi tiếng và có mối liên hệ với Nebra Sky Disk – một đĩa cổ lâu đời nhất mô tả chi tiết về vũ trụ. Bên cạnh đó, vòng tròn Goseck được coi là một khám phá lớn bởi vì sự tồn tại và tuổi tác của nó cho thấy rằng người dân châu Âu cổ đại vào thời điểm đó đã có những kỹ thuật công nghệ tiến bộ hơn nhiều so với nhận định trước đây. Hàng rào vây quanh cũng cung cấp bằng chứng cho niềm tin tâm linh và tôn giáo của những người nông dân châu Âu sống trong thời kỳ đó.

8. Đền Pumapunku – Bolivia

Quần thể ngôi đền. (Ảnh: Wikipedia)




Quần thể ngôi đền này được tìm thấy trong thành phố cổ Tiwanaku, một thành phố được coi là một trong những địa điểm cổ xưa bí ẩn nhất trên bề mặt của hành tinh. Các nhà sử học và khảo cổ chính thống ước tính rằng Pumapunku có niên đại khoảng 536 sau Công nguyên hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia địa phương cho rằng quần thể đền thờ cổ hơn nhiều và có lẽ đã được dựng lên khoảng 17.000 năm trước. Điều làm cho Pumapunku trở nên đặc biệt là nó được xây dựng với những viên đá lồng vào rất khớp với nhau một cách hoàn hảo như thể chúng được chạm khắc bằng máy cắt laser công nghệ cao thay vì các công cụ thô sơ như đục và thước. Điều này dẫn đến suy đoán rằng quần thể đền thờ được xây dựng bởi một nền văn minh tiền sử tiên tiến về công nghệ hoặc thông qua sự trợ giúp của người ngoài hành tinh, những người sau đó được tôn sùng như những vị thần.

Kết luận 
Những công trình cổ xưa này hoàn toàn đi ngược lại với rất nhiều người quan niệm rằng tổ tiên của chúng ta không có kiến thức đầy đủ và phần lớn bị chi phối bởi xu hướng bản năng của họ đối với sự hoang dã. Nhưng trong khi thực tế là những cấu trúc cổ đại tiên tiến này buộc nhiều người trong chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại của chúng, một số người vẫn phủ nhận khả năng chúng được xây dựng bởi ý chí con người.


Có lẽ đây cũng là thời gian cần xem xét lại tổ tiên xa xưa của chúng ta không thể là những con người nguyên thủy được và hơn nữa trong số họ có những kiến trúc sư có trí huệ cao cấp.

Nhưng bất kể ý kiến cá nhân nào của chúng ta về việc tổ tiên của chúng ta có thể tự xây dựng những công trình tuyệt vời này hay không, chúng ta không thể phủ nhận giá trị không thể thiếu của chúng trong việc cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử và sự phát triển của nhân loại qua nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ đã qua.
Nguồn: TS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *