“Cửu âm chân kinh” có thực sự tồn tại hay chỉ là hư cấu? Ngôi mộ nghìn năm tuổi ở Giang Tây đã “lên tiếng”

Sự xuất hiện của ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc nói lên quá nhiều điều về “Cửu âm chân kinh” của Kim Dung. Những ai đã từng đọc tiểu thuyết “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” hoặc xem các tác phẩm điện ảnh và truyền hình của Kim Dung đều biết rằng sau khi Chu Chỉ Nhược luyện tập Chân kinh, cô đã gần như phát điên.

Chính vì vậy, trong lòng nhiều độc giả và khán giả, “Cửu âm chân kinh” một môn võ công khiến người ta phải ‘điên đảo’. Trong bút ký của Kim Dung, người sáng lập “Cửu âm chân kinh” tên là Hoàng Thường, và ông cũng là một người làm trong triều đình.

Hầu hết mọi người cho rằng cuốn tiểu thuyết là hư cấu, nhưng Hoàng Thường được miêu tả sống động như vậy có phải bịa đặt không? Hay ông là một nhân vật có thật trong lịch sử?

Năm 2005, một ngôi mộ nghìn năm tuổi được phát hiện ở Giang Tây, Trung Quốc việc phát hiện ra ngôi mộ cổ này đã bất ngờ giải mã bí ẩn về Hoàng Thường.

Một người dân ở huyện Sùng Nhân, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc tình cờ phát hiện ngôi mộ này. Thoạt nhìn bề ngoài, các chuyên gia cho rằng đây chắc hẳn là một ngôi mộ có lịch sử lâu đời.

Ngôi mộ của Hoàng Thường được phát hiện tại Giang Tây (Ảnh: Sohu)




Các nhà khảo cổ đã bắt đầu công cuộc khai quật và đã phát hiện ra rằng đây là một ngôi mộ cổ thời Bắc Tống, có giá trị lịch sử cao. Sau một thời gian vẫn chưa xác định được danh tính chủ nhân, lại có dấu vết bị trộm, các chuyên gia lo ngại người nằm bên trong sẽ trở thành một bí ẩn lịch sử.

May mắn thay, một tấm bia đá chứng minh danh tính của chủ nhân ngôi mộ cuối cùng đã được phát hiện. Các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra chủ nhân ngôi mộ cổ này hóa ra là của Hoàng Thường!

Theo sử sách ghi lại, Hoàng Thường là một vị quan trong triều đại Bắc Tống. Giai đoạn này mọi người coi trọng người học chữ, Hoàng Thường là người rất tài giỏi nên được kính trọng.

Bên cạnh lăng mộ Hoàng Thường có một tấm bia cao 3m, rộng 1m, rất bắt mắt. Tượng đài phía trước lăng mộ được xây dựng lại vào thời nhà Thanh, điều này cho thấy các thế hệ sau này rất kính trọng và yêu quý ông. Mặc dù có dấu vết bị đánh cắp nhưng về tổng thể, chúng được bảo quản tương đối tốt.

Các chuyên gia nghi ngờ về thân phận của ông với nhân vật trong “Ỷ thiên đồ long ký” nên đã cất công tìm hiểu lai lịch rõ ràng. Cuối cùng thì sự thật về sự tồn tại của “Cửu âm chân kinh” cũng đã được hé lộ nhờ việc phát hiện ra lăng mộ nghìn năm tuổi này.

Sau một thời gian nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng mặc dù chủ nhân ngôi mộ có tên và họ giống với Hoàng Thường mà Kim Dung mô tả, thậm chí họ còn trùng hợp cả về nghề nghiệp, nhưng họ không phải là cùng một người.


Có lẽ Kim Dung đã đọc tài liệu lịch sử và lấy cảm hứng để sáng tạo ra nhân vật này, nhưng phần lớn tính cách và đặc điểm của Hoàng Thường là do tác giả tạo nên.

Ví dụ, mặc dù cả hai đều là người biết chữ, nhưng nhân vật trong chuyện được Kim Dung mô tả là người có võ thuật vô song, trong khi chủ mộ lại là một quan văn. Vì vậy, “Cửu âm chân kinh” thực chất là do Kim Dung sáng tạo ra chứ hoàn toàn không có thật.

Nguồn:SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *