Cố đô Angkor “lên tiếng”: Người Khmer cổ đại từng sống chung với khủng long

Angkor từng là thủ đô của đế quốc Khmer (hay đế quốc Angkor) rộng lớn trải dài qua lãnh thổ Thái Lan, Lào, Campuchia, và miền Nam Việt Nam. Du khách phải mất 3 ngày để “cưỡi ngựa xem hoa” thành phố cổ đại này. Và náu mình dưới những tán cây cổ thụ là những bí ẩn thách thức trí tưởng tượng của con người hiện đại. 

Hình ảnh khủng long phiến sừng trong di tích Angkor

Angkor, theo tiếng Phạn có nghĩa là “thành phố”, từng là một trong những thủ đô lớn nhất trên thế giới, phát triển rực rỡ từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể kiến trúc Angkor là di tích mang đậm dấu ấn Phật giáo – Hindu giáo và chứa đựng vô số công trình điêu khắc nghệ thuật độc đáo. Vì sao khu vực rộng lớn gần 1.000 km2 này bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ đến nay vẫn là một bí ẩn.

Một trong những ngôi đền nổi tiếng trong quần thể Angkor Wat rộng lớn là đền Ta Prohm. Những thân cây mọc trên khắp các bức tường tạo nên vẻ đẹp huyền bí và đặc biệt thu hút khách du lịch trên toàn thế giới. Điều đặc biệt đó đã khiến Ta Prohm được Hollywood chọn làm bối cảnh quay bộ phim “Bí mật ngôi mộ cổ” do nữ diễn viên xinh đẹp và nổi tiếng Angelina Jolie thủ vai chính.

Ở Ta Prohm, ngoài vẻ đẹp huyền bí cổ xưa, còn có nhiều khám phá khảo cổ gây ra tranh cãi và vẫn chưa được giải thích hợp lý. Nếu chịu khó để ý, chúng ta có thể nhìn thấy ở gần lối ra có một phù điêu mô tả một con vật với những đặc điểm rõ ràng đến mức bất cứ ai có một chút kiến thức về động vật thời cổ đại đều nhận ra ngay đó là khủng long phiến sừng (stegosaurus).

Một số hình động vật như khỉ, hươu, thiên nga, vẹt và trâu nước trên bức tường của đền Ta Prohm. (Ảnh qua Ancient Pages)




Những luồng giả thuyết chưa có lời giải
Stegosaur được gọi là khủng long phiến sừng vì nó có một bộ phiến sừng nhô ra khỏi xương sống. Giới khoa học cho rằng chúng sống trong thời kỳ cuối kỷ Jura, khoảng 155 đến 150 triệu năm trước ở vùng phía tây Bắc Mỹ.

Angkor bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 9. Do đó thấy được rằng các bức phù điêu này được chạm trổ từ trước, rất lâu trước khi các mẫu hóa thách cổ sinh vật học của khủng long được giới khoa học tái hiện. Tuy nhiên cũng có người đặt ra giả thuyết rằng, người dân trong vùng đã đào được những hoá thạch của khủng long phiến sừng tại địa điểm xây dựng và cho khắc hình của nó lên đá.

Hình vẽ tái hiện khủng long phiến sừng Stegosaurus thời tiền sử. (Ảnh qua Deviant Art)




Một số người hoài nghi cho rằng đây là tắc kè hoa. Quan sát kỹ sẽ thấy tắc kè hoa có đuôi dài và cuộn lại, còn con vật trên bức phù điêu có đuôi ngắn hơn nhiều và chỉ hơi cong một tí.

Bộ phiến sừng của hình khắc có 6 cái, bắt đầu dọc theo phía sau cổ, kéo dài đến cuối đuôi. Chúng ta sẽ không tìm thấy các đặc điểm như thế ở tắc kè hoa.

 Theo tác gia – nhà nghiên cứu Mike Hallowell: “Có những sinh vật thời tiền sử, đặc biệt là những con khủng long ba sừng, quả thực trông rất giống với con vật trên bức phù điêu”.

Thực tế thì, con vật trên bức phù điêu chỉ khác khủng long ba sừng thời tiền sử ở chỗ nó thiếu diềm xương lớn. Đây có vẻ là sự khác biệt đáng kể, nhưng nếu chúng ta phân tích kỹ về hình khắc trên phù điêu và hình dạng thực tế thì sẽ thấy không có sự khác biệt.

Đầu tiên, các phiến sừng trên xương sống con vật trong tấm phù điêu của đền thờ rất giống với loài stegosaur. Số lượng phiến sừng dọc theo xương sống cũng giống. Nhưng, loài stegosaurus có 2 dãy phiến sừng, chứ không phải một dòng như trong hình.

Tuy nhiên, bởi vì bức phù điêu đền thờ chỉ khắc họa con vật từ một mặt, là hình ảnh 2 chiều, nên không thể chắc chắn rằng bộ phiến sừng thứ hai không nằm ngay sau và đè lên bộ phiến sừng phía ngoài.




 Bất cứ ai nhìn vào con thú kỳ quái trên bức phù điêu đền thờ ở Campuchia đều có thể thấy nó rõ ràng không phải là một con tắc kè hoa. “Nó không giống như bất kỳ động vật nào được biết đến trên trái đất hiện nay”, và giống như một chuyên gia trong lĩnh vực này nói: “Tôi phải thú nhận rằng nó trông có vẻ rất giống sinh vật thời tiền sử”.

Ngoài ra, ngay phía trên hình khắc trông giống khủng long phiến sừng stegosaur là hình khắc về một loài khiến người ta liên tưởng đến loài khủng long ba sừng thời tiền sử.

Hình khắc động vật trông giống khủng long ba sừng ở ngay phía trên hình khắc trông giống khủng long phiến sừng stegosaur. (Ảnh qua Ancient Pages)




Hình vẽ minh họa khủng long ba sừng. (Ảnh qua cellcode.us)

Con vật trên bức phù điêu chỉ có 2 sừng, còn khủng long ba sừng có thêm một cái sừng nhỏ nữa, nằm ở trên mõm. Nhưng nhìn kỹ hơn có thể thấy đầu mõm của nó bị che khuất, và có thể chiếc sừng nhỏ thứ ba nhô ra ở mõm cũng bị che khuất luôn. Ngoài ra, giới khảo cổ học chỉ phát hiện được rất ít các bộ xương khủng long hóa thạch thời tiền sử. Do đó, cũng có khả năng là có một loài tiền sử nào đó trông giống khủng long ba sừng, chỉ có điều nó có 2 sừng thay vì 3.




Tuy nhiên, cho dù có giả thuyết nào được đặt ra đi nữa thì vẫn còn một câu hỏi chưa được giải đáp: Mục đích thật sự của người Khmer khi tạo ra bức phù điêu này là gì? Bức phù điêu này không hề liên quan đến các truyền thuyết tôn giáo, cũng không xuất hiện trong bất cứ câu chuyện hay ghi chép nào về cuộc sống thường ngày hay các sự kiện lịch sử diễn ra trước và trong thời điểm xây dựng Angkor.


 Và làm thế nào mà từ 800 đến 1.000 năm trước người Khmer có thể chạm khắc bức phù điêu mô tả loài động vật sống vào thời tiền sử? Có phải họ đã đích thân quan sát loài khủng long stegosaurs, bằng chứng cho giả thuyết này được thấy rõ ràng qua các kết xuất chính xác về mặt giải phẫu được khắc tại đền Ta Prohm? Hay các bức phù điêu cho thấy rằng con người và khủng long tồn tại cùng nhau trong một khoảng thời gian và hình ảnh của loài động vật tuyệt chủng thời tiền sử này đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Nguồn: TS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *