Gần đây, trong một cuộc khai quật khảo cổ học của Tổ chức di sản Bức tường phía Tây và Cơ quan Cổ vật Israel (IAA), các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra toà nhà tráng lệ bên trong đường hầm 2.000 năm tuổi ở Bức tường phía Tây ở Jerusalem.
(Ảnh: Yaniv Berman/Cơ quan cổ vật Israel/ qua Epoch Times)
Toà nhà có hai phòng lớn, được nối với nhau bằng một lối đi trung tâm và đài phun nước, theo suy đoán, những phòng này từng được dùng để phục vụ du khách đến thành phố trong thời kỳ Đền thờ thứ hai ở Jerusalem. Những căn phòng này được cho là được xây dựng vào khoảng năm 20–30 sau Công nguyên.
(Ảnh: Yaniv Berman/Cơ quan cổ vật Israel/ qua Epoch Times)
(Ảnh: Yaniv Berman/Cơ quan cổ vật Israel/ qua Epoch Times)
Tiến sĩ Shlomit Weksler-Bdolach, giám đốc khai quật của Cơ quan Cổ vật Israel, cho biết: “Đây chắc chắn là một trong những công trình công cộng tráng lệ nhất từ thời kỳ Đền thờ thứ hai”.
“Du khách đến thăm địa điểm bây giờ có thể hình dung ra sự sang trọng của nơi này: hai phòng ở hai bên được dùng làm phòng tiếp khách (chúng được trang trí công phu) và giữa chúng là một đài phun nước tráng lệ với nước phun ra từ các ống chì nằm trên đỉnh các cột kiểu Corinthian”.
Cuộc khai quật đã phát hiện ra những phiến đá khổng lồ của bức tường thời kỳ đầu và những phiến đá lát nền của tòa nhà cổ. Các nhà nghiên cứu tin rằng những buồng khách này từng có những chiếc ghế sofa ngả lưng bằng gỗ (mà không được bảo quản) và những căn phòng này cũng được sử dụng để ăn uống.
Tiến sĩ Weksler-Bdolach cho biết: “Những phòng ăn ngả lưng rất phổ biến ở Hy Lạp và La Mã từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên đến thế kỷ thứ ba – thứ tư sau Công nguyên. Chúng được biết đến trong hồ sơ khảo cổ từ nhà riêng, cung điện, đền thờ, khu phức hợp giáo đường Do Thái và các khu dân cư”.
(Ảnh: Yaniv Berman/Cơ quan cổ vật Israel/ qua Epoch Times)
(Ảnh: Yaniv Berman/Cơ quan cổ vật Israel/ qua Epoch Times)
(Ảnh: Yaniv Berman/Cơ quan cổ vật Israel/ qua Epoch Times)
Hai phòng giống hệt nhau và có trần nhà hình vòm và một cột trụ. Đài phun nước này được trang trí bằng những cột buồm (cấu trúc giống như cột trụ phẳng liền kề với một bức tường) và được gắn với các cột kiểu Corinthian. Địa điểm này cũng có một “phòng tắm nghi lễ” được xây dựng vào cuối thời kỳ Đền thờ thứ hai, cùng với những thay đổi lớn khác, trước khi ngôi đền bị phá hủy.
Cơ quan Cổ vật Israel cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày 8 tháng 7 rằng: “Phong cách trang trí của tòa nhà là điển hình của kiến trúc sang trọng thời kỳ Đền thờ thứ hai”.
Các đường hầm được phát hiện và ghi lại vào thế kỷ 19 bởi Charles Warren, người đã được nhiều nhà khảo cổ học theo dõi trong thế kỷ 20.
Tuyến đường mới được lắp đặt dành cho du khách chạy xuyên qua tòa nhà, dẫn đến khu phức hợp rộng rãi ở chân Vòm Wilson (một cây cầu dẫn đến Núi Đền), cung cấp cho du khách “sự hiểu biết tốt hơn về sự tráng lệ và quan trọng của địa điểm, đồng thời nhấn mạnh mức độ rộng lớn của tòa nhà này”, Shachar Puni, một kiến trúc sư ở bộ phận Bảo tồn của Cơ quan cổ vật Israel cho biết.
Ông nói thêm rằng, “Tuyến đường được thiết kế để có thể tiếp cận và mở cửa cho công chúng. Du khách sẽ được giới thiệu đến một trong những địa điểm hấp dẫn và ấn tượng nhất ở Thành cổ Jerusalem”.
Nguồn: NTDVN
- 6 huyền thoại cổ xưa được chứng thực nhờ khoa học hiện đại
- Bằng chứng mới xác thực vụ cháy thành Jerusalem mô tả trong kinh thánh là có thật
- Tìm thấy con đườn hành hương chúa Jesus từng đi qua vào 2000 năm trước