Quần thể lăng mộ hoàng gia Tây Hạ được mệnh danh là Kim tự tháp phương Đông. Nơi đây, 1.000 năm qua không kẻ nào dám xâm phạm. Thậm chí, đến chim không dám đậu, cỏ không thể mọc…
Vương triều biến mất giữa dòng sông dài lịch sử
Tây Hạ (1038 – 1227) hay Đại Hạ là vương triều do tộc người Đảng Hạ ở Tây Bắc Trung Quốc sáng lập. Vương triều tương đối ngắn ngủi, chỉ trải qua 10 đời hoàng đế và trị vì đất nước trong 189 năm.
Lăng mộ hoành tráng “tựa lưng” vào núi Hạ Lan. (Ảnh: Baijiahao).
Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng nhà nước phong kiến Tây Hạ có nền chính trị hoàn thiện, luật pháp nghiêm minh, còn sở hữu hệ thống chữ viết độc đáo riêng có.
Tây Hạ nằm ở thế “kiềng ba chân” giữa hai nước Tống và nước Liêu. Điều này có nghĩa là khi một trong ba đất nước trở nên hùng mạnh, nước còn lại sẽ qua lại, cống nạp vật phẩm để kết giao. Ngược lại, khi một trong ba suy yếu, các nước khác lập tức biến thành bầy sói thảo nguyên, “cắn xé” nước láng giềng.
Những nhà lãnh đạo Tây Hạ nổi tiếng là khéo léo, “gió chiều nào theo chiều ấy” nên không bị ảnh hưởng gì bởi hai nước láng giềng Liêu, Tống.
Cho tới năm 1206, đế quốc Mông Cổ hùng mạnh được Thành Cát Tư Hãn thành lập, Tây Hạ lúc này trở thành đế chế chư hầu của Mông Cổ và bị ép tham chiến chống lại Kharezm giúp nước Mông bành trướng lãnh thổ.
Tây Hạ đã từ chối không tham chiến khiến Thành Cát Tư Hãn giận dữ, ông cho rằng đây là một sự phản bội và thề sẽ trừng phạt Tây Hạ. Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn tấn công Tây Hạ và lần lượt chiếm đóng mọi mảnh đất của vương quốc trong 4 tháng.
Nhà vua sau đó chính thức đầu hàng quân Mông Cổ năm 1227 và hẹn xin nộp thành. Tây Hạ bị diệt sau khi 189 năm tồn tại. Trước thời hạn vua Tây Hạ nộp thành vừa đúng một ngày thì Thành Cát Tư Hãn qua đời. Quân Mông Cổ đã giết vua Tây Hạ và cả hoàng tộc này nước này để báo thù.
Lăng mộ hoàng gia là niềm tự hào của vương triều Tây Hạ. (Ảnh: Baijiahao).
Tây Hạ là một vương triều dân tộc thiểu số với thời gian trị vì ngắn ngủi. Vương triều này dễ dàng biến thành hư vô trong dòng sông dài lịch sử, tuy nhiên lăng mộ hoàng gia Tây Hạ lại nổi tiếng là đứng vững với thời gian, thậm chí được mệnh danh là “Kim tự tháp phương Đông”.
Nằm trước ngọn núi Hạ Lan, cách Ngân Xuyên, thủ phủ khu tự trị Ninh Hạ, 30km là nghĩa trang rộng lớn của các hoàng đế Tây Hạ. Đây là nơi yên nghỉ của 9 vị hoàng đế với lịch sử hơn 900 năm.
Lăng vua Tây Hạ trải dài khoảng 5km từ đông sang tây, 10km từ bắc xuống nam, diện tích khoảng 53km vuông. Ngoài mộ của nhà vua, nghĩa trang này còn là nơi chôn giữ 271 lăng mộ của các thành viên hoàng tộc và quan lại. Các lăng mộ hoàng gia được sắp xếp theo thứ tự thời gian theo chiều từ nam ra bắc, cực kỳ hoàn chỉnh.
Theo tờ China News, điều khiến hậu thế vô cùng ấn tượng ở đây là 9 lăng mộ vua Tây Hạ được bố trí chính xác theo mô hình chòm sao Bắc Đẩu, những ngôi mộ lân cận được sắp xếp theo bố cục chiêm tinh. Với trình độ khoa học công nghệ ở thế kỷ 11, thật khó hiểu vì sao hoàng tộc Đại Hạ làm được điều này.
Là một đất nước Phật giáo, đồng thời xem trọng Nho học và Hán pháp, kiến trúc lăng mộ Tây Hạ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những văn hóa trên. Các tòa tháp chính trong lăng đều được xây theo lối kiến trúc tháp bát giác, mang đậm dấu ấn phong thủy phương Đông.
Tòa tháp chính lấy cảm hứng từ kiến trúc tháp bát giác đặc trưng trong Phật giáo. (Ảnh gốc: Sohu, 16pic).
Mỗi lăng mộ nhà vua có diện tích khoảng 100.000 mét vuông được trang bị tường đá, thành lũy bảo vệ, lầu để bia ghi danh, phòng thờ… Tuy nhiên rất nhiều trong số chúng bị chôn vùi trong khói bụi chiến tranh khi quân Mông Cổ đốt phá lăng mộ vào năm cuối cùng của vương triều.
Mưa gió thiên tai trong 900 năm qua cũng góp phần bào mòn vày gây hư hại nghiêm trọng cho những công trình còn lại.
Tuy nhiên, một nghịch lý khó hiểu là 9 lăng mộ vua Tây Hạ thì không hề hấn gì trước những tác động ngoại cảnh, chúng hoàn toàn đứng vững với thời gian. Vì sao chỉ những lăng mộ vua còn nguyên vẹn thì vẫn là câu hỏi lớn với các nhà khoa học.
“Cỏ không dám mọc, chim không dám đậu”
Đối với những lăng mộ bằng đá, bằng gỗ quý của các bậc đế vương khác thì lăng mộ đất của vương triều Tây Hạ có phần “kém xa hoa”, thế nhưng hóa ra xây nhà đất lại chính là sở trường của người Tây Hạ.
Kỹ thuật xây dựng người Đại Hạ sử dụng có tên là xây đất nện. Về cơ bản, đất sẽ được nén chặt lại bằng một chiếc đầm cho tới khi thành một bức tường hoặc nền nhà. Kỹ thuật xây dựng này giữ cho các công trình đứng vững hàng nghìn năm, Vạn Lý Trường Thành từ thời nhà Tần cũng được xây bằng đất nện.
Công trình này có kích cỡ vĩ đại và cực kỳ vững chãi. (Ảnh: Sina).
Đất nện của người Tây Hạ còn cao cấp hơn khi họ cho thêm sợi gai và hạt gạo vào khi trộn để thêm phần chắc chắn. Các công trình phòng thủ vững chãi đã giúp họ tồn tại qua nhiều cuộc chiến khốc liệt với nhà Tống.
Thành tựu kỹ thuật đất nện Tây Hạ đạt đến đỉnh điểm trong việc xây dựng lăng mộ hoàng gia. Những lăng mộ này được ghi nhận là “cỏ không bao giờ mọc, chim không bao giờ đậu”.
Xung quanh lăng Tây Hạ có những cánh đồng cỏ rộng lớn và ngọn núi Hạ Lan hùng vĩ. Nhưng bao quanh vị trí 9 lăng vua và 253 lăng tẩm không hề có cỏ dại mọc, như thể đất bên dưới được rải nhựa đường. Tại sao lại như vậy?
Theo cuốn Tây Hạ Sử, những vị vua Đại Hạ luôn muốn ngăn việc cỏ dại mọc trên mộ để giữ được vẻ uy nghi bề thế cũng như tránh việc cỏ dại cắm sâu rễ xuống đất gây ảnh hưởng đến độ chắc chắn của công trình.
Để làm được điều này, những thợ thủ công đã tỉ mỉ dùng 2 phương pháp: Thứ nhất, cho hoàng thổ vào nồi hấp lớn, hấp chín để tiêu diệt hạt giống cỏ bên trong; thứ hai, khử trùng hoàng thổ, cho thêm dầu mè rồi bắc lên bếp xào, dầu mè sẽ khiến đất đai ở đây không thể nảy mầm.
Nhiều loài chim hoang dã như quạ, chim sẻ sinh trưởng rất nhiều ở vùng đất này nhưng cũng không bao giờ đậu vào những lăng mộ. Phải chăng loài chim cũng biết kính nể vị vua phong kiến?
Các nhà khảo cổ học, sử học và thần học đã lần lượt đưa ra ba lời giải thích khác nhau:
Nhà khảo cổ tin rằng chính kết cấu hình sao Bắc Đẩu của với nhiều lăng mộ xuất hiện dày đặc đã khiến những con chim cảm thấy bức bối, chấn động và không muốn đậu lại.
Các nhà sử họ lại tin rằng những người thợ xây dựng đã thêm một loại chất độc kỳ lạ nào đó vào đất đai nơi này khiến loài chim tránh xa.
Nguồn: DV
- 11 vương quốc cổ đại mất tích bí ẩn trong lịch sử Trung Hoa
- Cửa địa ngục núi Côn Lôn và các hiện tượng biến mất không lời giải
- 6 nền văn minh cổ đại biến mất một cách bí ẩn