Phát hiện ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi, hé lộ bí ẩn thân thế danh tướng đời Đường

Vào tháng 7 năm 2000, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây mưa to như trút nước, trong trận mưa lớn này, một nhà máy lò gạch đổ nát ở thôn Vương Gia Phong đã bị sập. Khi đó, trưởng xí nghiệp lò gạch liền cử người đến kiểm tra khu vực bị đổ sập, không ngờ lại phát hiện ra một ngôi mộ cổ.

Mộ cổ. (Ảnh: Internet)

Danh tướng Đại Đường Địch Nhân Kiệt tại Trung Quốc có thể nói là rất nổi tiếng, phụ nữ trẻ em đều biết. Bởi vì tác gia người Hà Lan Robert Van Gulik đã sáng tác nên bộ kiệt tác “Địch Công kỳ án” trứ danh, Địch Nhân Kiệt cũng trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. “Địch Công kỳ án” là bộ tiểu thuyết 16 tập thuộc dòng trinh thám quan án. Nội dung tác phẩm xoay quanh nhân vật Địch Nhân Kiệt và các trợ thủ thân tín, cùng những vụ kỳ án muôn màu muôn vẻ ông đã hóa giải trên hành trình thăng tiến từ một Huyện lệnh lên đến chức Tể tướng. Bộ tiểu thuyết được xem là đã hội tụ và đức kết những gì tinh hoa nhất giữa hai dòng trinh thám phương Đông và phương Tây. 

Thôn Địch ở Thái Nguyên là quê cũ của Địch Nhân Kiệt, dù lịch đại sử chí có nhiều ghi chép, nhưng hiện ngoài truyền thuyết mẹ của Địch Nhân Kiệt tự tay trồng một gốc Đường hòe ở bên ngoài, ngoài ra không có điều gì khác. 

Trong chính sử “Cựu Đường Thư” và “Tân Đường Thư” có không ít sự tích về Địch Nhân Kiệt, nhưng những ghi chép có quan hệ đến gia thế của ông thì chỉ vẻn vẹn rải rác rất ít, hơn nữa nói không tỉ mỉ. Đối với một danh nhân văn văn hóa lịch sử như vậy, dường như là quá mức giản lược.

Địch Nhân Kiệt (Ảnh: Miền Công cộng )




Thông qua việc khai quật các ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ học hiện đại có thể chứng thực rất nhiều sự kiện đã từng phát sinh trong lịch sử, đồng thời có thể cung cấp thêm nhiều tư liệu minh chứng cho các nghiên cứu lịch sử của chúng ta. 

Vào tháng 7 năm 2000, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây mưa to như trút nước, trong trận mưa lớn này, một nhà máy lò gạch đổ nát ở thôn Vương Gia Phong đã bị sập. Khi đó, trưởng xí nghiệp lò gạch liền cử người đến kiểm tra khu vực bị đổ sập, không ngờ trong khu vực sập lại phát hiện ra một ngôi mộ cổ. Người phụ trách lập tức báo tin, Cục Văn hóa khảo cổ Thái Nguyên ngay lập tức cử một đội khảo cổ đến khảo sát.

Sau khi các chuyên gia khai quật cẩn thận, thông qua văn bia họ đã phát hiện rằng, ngôi mộ cổ này hóa ra là mộ của tổ tiên Địch Trạm của Địch Nhân Kiệt. Căn cứ các tư liệu biểu hiện trong lăng mộ, danh tính của chủ nhân ngôi mộ nghìn năm tuổi này chính là “Lĩnh Dân đô đốc”. “Lĩnh Dân đô đốc” là cách xưng hô Hán ngữ chỉ tù trưởng tộc Khương thời kỳ Bắc Ngụy. Có thể thấy rằng, tổ tiên Địch Trạm của Địch Nhân Kiệt là thủ lĩnh tộc Khương, vào thời kỳ Đông Ngụy còn từng quan bái tướng quân. Như vậy, Địch Nhân Kiệt cũng chính là xuất thân từ dân tộc thiểu số. 

Địch Nhân Kiệt là vị quan nổi danh thời Hoàng đế Đường Cao Tông trị vì, được Hoàng đế tín nhiệm làm Đại Lý Thừa, chủ yếu xử lý các vụ án trong triều đình. Vẻn vẹn trong một năm, Địch Nhân Kiệt đã điều tra lại các vụ án tồn đọng trong Đại Lý Tự, xử tới 17.000 vụ án. Mà điều khiến cho người ta sợ hãi thán phục chính là, trong tất cả những vụ án không có ai khiếu nại về kết quả xử. Với tài năng xử án cấp tốc của mình, Địch Nhân Kiệt rất được Đường Cao Tông Lý Trị tín nhiệm.




Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, lo lắng Địch Nhân Kiệt sẽ làm hỏng việc riêng của mình, liền một mực bài xích Địch Nhân Kiệt. Tuy nhiên Võ Tắc Thiên là một nữ hoàng chưa từng có trong lịch sử, lại bị vương thất Lý Đường và các đại thần lúc bấy giờ phản đối. Vì để duy trì sự thống trị, Võ Tắc Thiên đành phải một lần nữa dùng Địch Nhân Kiệt. Địch Nhân Kiệt đã lấy xã tắc thương sinh làm trọng, tận lực bảo vệ xã tắc Lý Đường.

Văn bia mộ tổ của Địch Nhân Kiệt. (Ảnh mạng)




Trong những năm cuối đời, Võ Tắc Thiên nghe lời khuyên bảo của Địch Nhân Kiệt, đồng ý đổi lập Lý Hiển làm Hoàng đế kế thừa đại thống. Địch Nhân Kiệt mặc dù xuất thân là người Khương, nhưng lại cống hiến to lớn cho quốc tộ Lý Đường. Giờ đây thông qua ngôi mộ cổ này, bí ẩn thân thế của Địch Nhân Kiệt bất ngờ hiện ra ở trước mắt người đời, lai lịch của ông rốt cuộc cũng được hé lộ.


Vào thời Trung Quốc cổ đại, do nguyên nhân chiến tranh hoặc là văn hóa dân tộc, dần dần có rất nhiều dân tộc thiểu số cuối cùng đều tiến hành Hán hóa. Tổ tiên Địch Nhân Kiệt hiển nhiên chính là người dân tộc thiểu số như thế, sau khi trải qua Hán hóa, cuối cùng trở thành một phần của dân tộc Hoa Hạ. 

Nguồn: NTDVN – Theo Sound of Hope

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *