35 năm sau thảm họa, phản ứng hạt nhân âm ỉ trở lại ở lò phản ứng Chernobyl: ‘Giống như than hồng trong lò nướng thịt’

Các nhà khoa học theo dõi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cho biết các phản ứng phân hạch hạt nhân đang xảy ra một lần nữa trong phần còn lại của sảnh lò phản ứng – 35 năm sau khi lõi lò phản ứng hạt nhân này tan chảy.

“Bàn chân voi” lộ diện ở trung tâm nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Đây là một khối phóng xạ rộng 3m, hình thành sau thảm họa vào tháng 4.1986.

35 năm sau khi Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine phát nổ trong vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, các phản ứng phân hạch lại âm ỉ bùng phát trong các khối nhiên liệu uranium, vốn được ‘chôn cất’ bên trong sảnh của lò phản ứng. Theo đó, các cảm biến của cơ quan theo dõi Chernobyl đang đo được sự gia tặng của lượng neutron gia tăng xuất phát từ một trong các khu vực không tiếp cận được của nhà máy, cho thấy dấu hiệu của phản ứng phân hạch đang xảy ra.

Được biết, nhà khoa học Anatolii Doroshenko thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân (ISPNPP) ở Kyiv, Ukraine, đã báo cáo vấn đề này vào tuần trước trong các cuộc thảo luận về việc tháo dỡ lò phản ứng.

“Có rất nhiều điều không chắc chắn. Nhưng chúng tôi không thể loại trừ khả năng [một] tai nạn nữa có thể xảy ra”, Maxim Saveliev, nhà nghiên cứu tại ISPNPP cho biết.

Ông Saveliev cho biết, số lượng neutron đang tăng chậm lại, cho thấy các nhà chức trách của Ukraine vẫn còn vài năm nữa để tìm ra cách ngăn chặn mối đe dọa.
Người ta tin rằng khoảng 95% nhiên liệu ban đầu từ lò phản ứng đã chảy vào các căn phòng dưới tầng hầm của nhà máy sau thảm họa vào tháng 4 năm 1986. Chúng tạo thành các hợp chất được gọi là vật liệu chứa nhiên liệu (FCM).

Một năm sau khi xảy ra sự cố, một tấm chắn khổng lồ làm bằng thép và bê tông, có tên “Quan tài” đã được đặt trên đỉnh phần còn lại của lò phản ứng để ngăn bức xạ từ các FCM thoát ra ngoài. Vào năm 2016, Cơ sở giam giữ An toàn Mới (NSC) –  một cấu trúc che chắn khổng lồ – được đặt phủ lên cả Shelter và lò phản ứng đã được xây dựng với chi khoảng hơn 1,5 tỷ Euro.

Kể từ đó, số lượng neutron đã ổn định trong hầu hết các khu vực của nhà máy. Tuy nhiên, lượng neutron lại bắt đầu tăng gần gấp đôi trong 4 năm, tại  một vài điểm như ở phòng 305/2 của lò phản ứng. Đây cũng nơi chứa hàng tấn FCM bị chôn vùi.

Vào năm 2016, Cơ sở giam giữ An toàn Mới (NSC) – một cấu trúc che chắn khổng lồ – được đặt phủ lên cả Shelter và lò phản ứng đã được xây dựng với chi khoảng hơn 1,5 tỷ Euro.

Phát biểu với tạp chí Science Mag, Neil Hyatt, nhà hóa học vật liệu hạt nhân tại Đại học Sheffield, mô tả tình hình bên trong sảnh lò phản ứng: “Nó giống như than hồng trong một cái lò nướng thịt”

Mặc dù không có nguy cơ xảy ra vụ nổ hạt nhân trên toàn lục địa như trường hợp đã thấy vào năm 1986, chuyên gia Neil Hyatt tin rằng sự gia tăng theo cấp số nhân của sự phân hạch có thể gây ra ‘sự giải phóng năng lượng hạt nhân không kiểm soát được’.

Các chuyên gia cũng lo ngại một vụ nổ có thể gây ra sự sụp đổ một phần của lớp che chắn cũ, lấp đầy tấm chắn NSC với ‘bụi phóng xạ.’

Hiện tại, các nhà chức trách của Ukraine đang cố gắng xác định xem liệu các phản ứng sẽ tự biến mất – hay cần những biện pháp can thiệp đặc biệt để ngăn chặn một vụ tai nạn khác xảy ra.


Trên thực tế, Ukraine đã và đang tìm cách loại bỏ các FCM trước khi chúng đạt đến mức nghiêm trọng trong vài năm tới. Chính quyền nước này dự kiến ​​sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vào cuối năm nay. Mức độ bức xạ hiện tại quá nguy hiểm để con người có thể tự thực hiện biện pháp giúp ổn định các FCM gây ra phản ứng phân hạch. Do vậy, một phương án đang được nghiên cứu là phát triển một robot có khả năng chịu được bức xạ để khoan vào FCM và chèn các xi lanh boron, vốn chức năng giống như các thanh điều khiển thu nạp neutron trong lò phản ứng.
Nguồn: Genk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *