‘Rò rỉ’ vụ trộm mộ tinh vi và khó tin nhất trong lịch sử khiến cả thế giới bàng hoàng

Một lăng mộ hoàng đế quan trọng nhất được bảo tồn tốt sau hàng nghìn năm, có giá trị văn hóa vô giá, nằm giữa trung tâm thành phố, dưới sự giám sát của chính quyền thế nhưng lại bị giới đạo mộ đào sâu trộm cắp triệt để ngay giữa ban ngày thật sự gây ‘sốc’ và vẫn không thể nào tin được.

Ngày 25 tháng 4 vừa qua, Bộ Công an Trung Quốc vừa phát bản tin về loạt hành động đặc biệt chống tội phạm di tích văn hóa khiến Cnet đặc biệt chú ý. Trong số đó, bản tin về vụ án “3.24” đặc biệt gây tò mò khán giả. Nội dung của bản tin chỉ rõ: “Cơ quan công an tỉnh Chiết Giang phát hiện vụ “3.24” trộm mộ cổ rồi bán lại di tích văn hóa ở Lâm An, Hàng Châu, bắt giữ 39 nghi phạm hình sự, thu hồi thành công số lượng lớn những đồ cổ quý giá như mật sắc sứ, thắt lưng vàng và ngọc bích”.

Một số cư dân mạng quan tâm đến đề tài này chỉ ra rằng “loạt vụ án 3.24 trộm mộ cổ và bán lại di tích văn hóa ở Lâm An, Hàng Châu” được đề cập ở đây là về ngôi mộ của Tiền Lưu ở trung tâm Lâm An, Hàng Châu, bị trộm vào năm 2020. Sau đó, các phương tiện truyền thông đã xác nhận từ nhiều kênh rằng “ngôi mộ” trong vụ đạo mộ ở Lâm An được đưa tin trong loạt phóng sự của Bộ công an chính là lăng mộ của Tiền Lưu vương.

Vậy Tiền Lưu là ai?

Tiền Lưu là người sáng lập và cũng là quốc vương đầu tiên của nước Ngô Việt thời kỳ Ngũ Đại, quê ở Lâm An, Chiết Giang, là một nhân vật lịch sử huyền thoại, không chỉ giúp Ngô Việt thống nhất đất nước với những chiến công hiển hách, mà còn là một vị hoàng đế điều hành đất nước đáng khâm phục.




Tiền Lưu là người sáng lập và cũng là quốc vương đầu tiên của nước Ngô Việt thời kỳ Ngũ Đại. Với tư cách là “mộ tổ” của Ngô Việt Tiền Thị, giá trị lịch sử và văn hóa của lăng mộ Tiền Lưu vương là điều không thể phủ nhận. Và những di vật văn hóa được cất giấu trong lăng mộ có lẽ là một kho tàng khổng lồ không thể ước lượng được.Là một lăng tẩm lâu đời và ổn định trong một khu vực giàu có, không khó để hình dung sự phong phú của các di tích văn hóa bên trong. Chỉ riêng ba chữ “mật sắc sứ” được nhắc đến trong bản tin của Bộ Công an thôi cũng đủ khơi dậy những liên tưởng phong phú trong giới khối tài sản bên trong.

1100 năm trước, Tiền Lưu đã tạo ra vương quốc họ Tiền (Qian) đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, tại kinh đô Hàng Châu, cai quản mười ba bang của Giang Tô, Chiết Giang và Phúc Kiến, trải qua tam thế ngũ vương, sau gần trăm năm khiến vùng Giang Nam trở nên giàu có.

Câu nói nổi tiếng ở Trung Quốc “Trên có Tô – Hàng (Tô Châu, Hàng Châu, dưới có thiên đàng” chính là nền tảng do thời Tiền Lưu đặt ra.

Sau Tiền Lưu, dòng họ Tiền không chỉ có đông con cháu mà còn có những danh nhân từ đời này sang đời khác, “Ngô Việt Tiền thị” luôn là dòng họ nổi tiếng nhất ở Giang Tô và Chiết Giang. Cho đến thời hiện đại, hậu duệ của dòng họ Tiền vẫn còn rất nhiều tên tuổi nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa: như “tam tiền” Tiền Học Lâm (nhà khoa học nổi tiếng), Tiền Tam Cường (nhà nghiên cứu khoa học giáo dục), Tiền Vĩ Trường (nhà nghiên cứu khoa học giáo dục); hoặc đại diện học phái Càn Gia thời nhà Thanh như Tiền Đại hân; các giáo sư thời hiện đại như Tiền Mặc, Tiền Trung Thư; và cựu Phó Thủ tướng Tiền Kì Sâm của Quốc vụ viện, tất cả đều là hậu duệ của Tiền Lưu.




Lăng mộ của Tiền Lưu nằm trên sườn phía nam của núi Thái Miếu, phố Cẩm Thành, quận Lâm An, Hàng Châu, được xây dựng vào năm 932.

Vào tháng 6 năm 2001, Hội đồng Nhà nước đã công bố Lăng mộ Ngũ Việt Vương ở Lâm An (bao gồm Lăng mộ Tiền Lưu, Khang Lăng và mộ Tiền Khoan Thủy Khưu Thị) là đơn vị bảo tồn di tích văn hóa trọng điểm quốc gia thứ năm.

Lăng Tiền Vương cũng là một trong những cơ sở giáo dục lòng yêu nước ở Hàng Châu và cũng là là điểm “du lịch đỏ” ở Lâm An.

Tiền Lưu được gọi là “quân vương hoàn hảo”, người đã tạo ra và thiết lập một đế chế thịnh vượng ở Giang Tô và Chiết Giang. Những người nổi tiếng thuộc hậu duệ của Tiền cũng đã có ảnh hưởng đáng kể và sâu rộng đến sự phát triển của Trung Quốc trong nhiều thời đại khác nhau.

Vì vậy, với tư cách là “mộ tổ” của Ngô Việt Tiền Thị, giá trị lịch sử và văn hóa của lăng mộ Tiền Lưu vương là điều không thể phủ nhận. Và những di vật văn hóa được cất giấu trong lăng mộ có lẽ là một kho tàng khổng lồ không thể ước lượng được.

Là một lăng tẩm lâu đời và ổn định trong một khu vực giàu có, không khó để hình dung sự phong phú của các di tích văn hóa bên trong. Chỉ riêng ba chữ “mật sắc sứ” được nhắc đến trong bản tin của Bộ Công an thôi cũng đủ khơi dậy những liên tưởng phong phú trong giới khối tài sản bên trong.

Đúng như tên gọi của nó, “mật sắc sứ” luôn là một tồn tại bí ẩn trong lịch sử đồ sứ Trung Quốc. Thuật ngữ “mật sắc sứ” có nguồn gốc từ bài thơ “Mật sắc Việt khí” của Lục Qui Mông, một nhà thơ vào cuối thời nhà Đường.




“Mật sắc sứ” luôn là một tồn tại bí ẩn trong lịch sử đồ sứ Trung Quốc. Ngô Việt vương Tiền Lưu chỉ định “mật sắc sứ” là vật dụng độc quyền của triều đình, nó không được phép sử dụng và sở hữu bởi người dân. Việc nung mật sắc sứ được thực hiện bằng một lò nung đặc biệt, và toàn bộ quá trình từ công thức trộn đất, tạo dáng, tráng men đến nung được bảo mật nghiêm ngặt. Ngoài việc chuyên dùng trong triều đình, “mật sắc sứ” còn được dùng làm hiện vật quý giá để thờ cúng trong các đình chùa. Đây là lý do tại sao Pháp Môn tự khai quật được “mật sắc sứ”, bởi đây là ngôi chùa hoàng gia vào thời nhà Đường, nơi lưu giữ vật linh thiêng tối cao của Phật giáo: xá lợi ngón tay Phật.

Cũng từ bài thơ này, người ta mới biết rằng lò nung Việt (Yue – Việt diêu) là nơi sản xuất ra “mật sắc sứ”. Nhưng từ trước tới nay, không ai biết “mật sắc sứ” trông như thế nào, chỉ biết tưởng tượng qua câu thơ ” Cửu thu phong lộ Việt diêu khai, đoạt đắc thiên phong thúy sắc lai”.

Mãi cho tới năm 1987

Vào năm 1987, khi chùa Pháp Môn ở Thiểm Tây khai quật một cung điện dưới lòng đất của nhà Đường, người ta đã tìm được 13 mảnh sứ trông giống như sứ men ngọc ở lò Yue, đồng thời tấm bia được tìm thấy cùng lúc cũng ghi rõ đây là “mật sắc sứ”. Từ đó, người ta mới biết được “mật sắc sứ” trông như thế nào.




Kể từ đó, ngày càng có nhiều sứ xanh ở lò Yue được cho là “mật sắc sứ”, nhưng “mật sắc sứ” thực sự thì rất ít. Sau khi các chuyên gia thẩm định, họ thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa “mật sắc sứ” thật sự và sứ xanh tìm thấy ở lò Yue về chất liệu đất sét, men và quy trình nung. Hai loại sứ này rõ ràng là hai loại sứ khác nhau.

Suy ra theo lẽ thường, “mật sắc sứ” không thể nào lưu lạc trong dân gian quá nhiều. Bởi vì Ngô Việt vương Tiền Lưu chỉ định “mật sắc sứ” là vật dụng độc quyền của triều đình, nó không được phép sử dụng và sở hữu bởi người dân. Việc nung mật sắc sứ được thực hiện bằng một lò nung đặc biệt, và toàn bộ quá trình từ công thức trộn đất, tạo dáng, tráng men đến nung được bảo mật nghiêm ngặt.

Ngoài việc chuyên dùng trong triều đình, “mật sắc sứ” còn được dùng làm hiện vật quý giá để thờ cúng trong các đình chùa. Đây là lý do tại sao Pháp Môn tự khai quật được “mật sắc sứ”, bởi đây là ngôi chùa hoàng gia vào thời nhà Đường, nơi lưu giữ vật linh thiêng tối cao của Phật giáo: xá lợi ngón tay Phật.

Vào những năm 1950, tại tháp Hổ Khâu ở Tô Châu cũng đã khai quật được một chiếc bát hoa sen “mật sắc sứ” thời ngũ đại. Nhưng vì tại thời điểm đó, không ai biết tới khái niệm “mật sắc sứ”, nên chiếc bát sen này chỉ được coi là một sản phẩm gốm men ngọc của lò Yue. Mãi cho tới khi Pháp Môn tự khai quật được “mật sắc sứ”, họ mới bất ngờ nhận ra rằng thì ra họ đã sở hữu một kho báu lớn từ trước đó với chiếc cốc sen này. Ngay lập tức, nó trở thành báu vật trong Bảo tàng Tô Châu.




Tô Châu là đất của Ngô Việt, chiếc bát sen này chính là báu vật được vương tộc Tiền Thị dùng để thờ Phật vào thời điểm đó, vì vậy thật hợp lý khi xuất hiện trong cung điện dưới lòng đất của tháp Hổ Khâu.

Không ngoa khi nói rằng mỗi món đồ “mật sắc sứ” đang tồn tại hiện này đều có thể gọi là “bảo vật quốc gia”. Như vây, với tư cách là vị vua sáng lập của Ngô Việt, và cũng là người chỉ định nung “mật sắc sứ”, vậy sẽ có bao nhiêu đồ “mật sắc sứ” được bồi táng trong lăng mộ của Tiền Lưu vương?

Đây là lăng mộ quan trọng nhất của nước Ngô Việt, được bảo tồn tốt sau hàng nghìn năm, có giá trị văn hóa vô giá, ngày nay, ở Hàng Châu, dưới con mắt của chính quyền quận Lâm An, thế nhưng lại bị trộm!Điều này có nghĩa là lăng mộ hoàng đế duy nhất được bảo quản tốt ở tỉnh Chiết Giang cuối cùng đã bị giới đạo mộ sờ tới.

Điều đáng kinh ngạc là Lăng Tiền vương không nằm trong vùng hoang vu thưa thớt dân cư (có những vùng hoang vu thưa thớt dân cư ở Hàng Châu, Chiết Giang), mà nằm ở trung tâm thành phố Lâm An, cách trụ sở của Chính quyền nhân dân Lâm An chưa đầy một km.

Việc đào trộm một lăng mộ hoàng đế có quy mô lớn như vậy không thể thực hiện với 1, người trong một sớm một chiều. Việc này chắc chắn phải do một băng nhóm tội phạm thực hiện, sau khi lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện trong thời gian dài.




Theo báo cáo của Bộ Công an, “39 nghi phạm hình sự đã bị bắt giữ” và “thu hồi thành công một số lượng lớn các di vật văn hóa cực kỳ quý giá như mật sắc sứ, thắt lưng bằng vàng ngọc” cũng khẳng định điểm này. Nghĩa là lăng mộ đã bị đào sâu trộm cắp triệt để. Và ngay chính giữa trung tâm thành phố, giữa ban ngày, các băng nhóm tội phạm đã hoạt động dưới mũi chính quyền quận trong một thời gian dài. Không những thế, phi vụ này lại được thực hiện mới vào năm 2020.

Vậy, những kẻ đạo mộ đã làm điều đó như thế nào?

Điều này không chỉ gây sốc mà điều đáng kinh ngạc hơn nữa là Hàng Châu không hề bị rò rỉ tin tức nào về việc xảy ra một vụ trộm mộ lớn như vậy. Nếu không nhờ manh mối phá án trong bản tin của Bộ Công an, thế giới bên ngoài vẫn không cách nào biết được.

Trước những nghi ngờ, vào ngày 11 tháng 5 vừa qua, một nhân viên của Ban Tuyên giáo Quận ủy Lâm An, thành phố Hàng Châu nói với báo chí rằng “hiện tại công an vẫn đang giải quyết sự việc, và vấn đề này rất nhạy cảm và chưa được công khai “.


Một điều nghịch lý là theo các báo cáo công khai, chính quyền địa phương đang xây dựng “Công viên di chỉ khảo cổ học lăng vua Ngô Việt” tại khu vực lăng mộ Tiền Lưu vương. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2020 và hiện đang trong quá trình thực hiện.

Tiền Lưu Vương đã giành mọi sức lực cả đời mình để cai trị đất nước, lưu truyền lại phúc tắc cho đến các đời sau. Hẳn ông sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng sau hơn một nghìn năm lại có những kẻ trộm mộ mở ra bí mật của mình. Tuy nhiên, rất may có sự can thiệp của công an mà các cổ vật và di tích văn hóa này được bảo vệ và trân trọng, lưu giữ tới ngàn đời sau.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *