Ai Cập là nơi ngự trị của Kim tự tháp lớn nhất, của tượng Nhân sư huyền bí, của những câu chuyện thần thoại đầy bí ẩn. Nền văn minh của Ai Cập cổ luôn được các nhà khoa học trên khắp thế giới quan tâm, bởi đó là nơi được coi là có sự kết nối mật thiết với thế giới tâm linh, với các vị thần. Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm ra không ít bằng chứng chứng minh nhiều chi tiết trong các câu chuyện thần thoại là có thực, và hầu như tất cả đều gắn liền với dòng sông Nin – báu vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người Ai Cập.
Buổi bình minh của một nền văn minh rực rỡ
Sông Nin bắt nguồn từ Burundi, một vùng đất ở Nam xích đạo, chạy qua tổng cộng 11 nước với tổng chiều dài là 6.853 km. Phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập có chiều dài là 1.500 km, đây cũng là quốc gia cuối cùng mà sông Nin chảy qua trước khi nó đổ ra biển Địa Trung Hải. Trước đây sông Nin được coi là con sông dài nhất thế giới, về sau này người ta chứng minh được rằng sông Amazon ở Nam Mỹ mới là con sông dài nhất.
Sông Nin, món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng người Ai Cập. (Ảnh: Ancient origins)
Người Ai Cập sẽ không thể định cư trên mảnh đất huyện thoại này nếu không có sự hiện diện của sông Nin. Hàng năm, vào mùa mưa lũ, nước sông sẽ dâng lên, bồi đắp lên hai bên bờ sông Nin một lớp phù sa đen màu mỡ, người Ai Cập gọi là “Ar”. Sau khi nước sông rút, người Ai Cập lại canh tác, trồng trọt ở hai bên bờ và có được những mùa màng bội thu. Sông Nin cũng giúp hạn chế hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn sự xâm lấn của sa mạc, và cung cấp lượng nước ngọt chính cho toàn bộ vùng Ai Cập.
Những giá trị văn hóa truyền thống cũng chính từ cảm hứng của dòng sông Nin mà được tạo ra, chính tại tả ngạn sông Nin, nền văn minh rực rỡ từng bước được hình thành. Do vậy, từ xưa đến nay, sông Nin luôn được coi là biểu tượng cho quá trình hình thành và phát triển của người Ai Cập.
Người Ai Cập luôn coi sông Nin là một vị thần linh thiêng của mình, hàng năm họ tổ chức ngày lễ mừng sông Nin dâng nước với lòng thành kính nhất. Sông Nin cũng là nơi gắn liền với câu chuyện về thần, mà nay người ta thường gọi là thần thoại Ai Cập.
Người Ai Cập tổ chức lễ hội hàng năm mừng nước lên với lòng thành kính. (Ảnh: tgos)
Ai Cập cổ được trị vì bởi các Pharaoh. Các vị vua của Việt Nam hay Trung Quốc được coi là Thiên Tử thì Pharaoh cũng được coi là hiện thân của thần. Các thế hệ Pharaoh cũng được lập nên theo hình thức cha truyền con nối.
Nhân Thần đồng tại
Một trong những câu chuyện bí ẩn nhất về sông Nin, là câu chuyện về thần Osiris. Tương truyền, khi Osiris trào đời, từ bên trong một đền thờ linh thiêng nằm bên bờ sông Nin vang lên một giọng nói kỳ lạ:
“Osiris, vị vua nhân từ và vĩ đại đã được sinh ra để mang lại hạnh phúc cho nhân gian.”
Vị vua Osiris vĩ đại đã dạy người Ai Cập cổ an cư lập nghiệp. (Ảnh: Ancient origins)
Khi Osiris trưởng thành, ngài kết hôn với em gái mình là Isis theo phong tục của hoàng tộc thời Ai Cập cổ, rồi Osiris được kế vị trở thành người cai trị tối cao của Ai Cập. Ông cùng vợ mình đã tìm ra lúa mì và lúa mạch mọc giữa những cây hoang, rồi dạy người dân Ai Cập lợi dụng những bãi phù sa màu mỡ 2 bên bờ sông Nin để gieo trồng, lấy nước sông Nin để tưới tiêu, chăm cho chúng tốt tươi, rồi lại hướng dẫn người dân thu hoạch. Có được lương thực rồi, ông lại dạy cách dùng chúng để chế biến làm thức ăn hàng ngày, xay thành bột làm bánh mì…
Khi đã có được nguồn lương thực ổn định, lượng người định cư cũng ngày càng đông lên, Osiris lại dạy cho người dân về luật lệ, về đạo lý để có được cuộc sống hòa hợp, và tạo nên những giá trị tinh thần cho cộng đồng bằng âm nhạc và thơ ca.
Những thành tựu mà Osiris cùng vợ mình đạt được khiến người em trai của ông là Seth rất ghen ghét, ông ta luôn tìm cách hãm hại Osiris. Lần nọ, Seth nghĩ ra một kế, trước tiên ông ta tìm cách lấy được số đo cơ thể của Osiris, rồi sai người làm một cái hòm (rương) tuyệt đẹp mà chỉ Osiris chui vừa. Tiếp đó ông ta tổ chức một bữa tiệc lớn.
Khi mọi người đang say sưa vui vẻ trong bữa tiệc, Seth sai người mang cái rương ra để khách chiêm ngưỡng. Tất cả mọi người, gồm cả Osiris, đều trầm trồ trước vẻ đẹp của cái rương đó, lúc này Seth lên tiếng: “Ta sẽ tặng báu vật này cho người nào chui vừa nó nhất.” Nhiều vị khách đã thử, và tất nhiên Osiris là người vừa nhất, ông vui mừng nói: “Ta vừa nó, báu vật giờ thuộc về ta.”
Chiết rương mà Seth cho người thiết kế nhằm hãm hại Osiris. (Ảnh: Archaeological resource)
Seth nhanh chóng đóng nắp chiếc rương lại và hô lớn: “Báu vật sẽ thuộc về anh, và sẽ mãi mãi thuộc về anh”, những người được Seth chuẩn bị trước đã nhanh chóng niêm phong chiếc rương, rồi đưa lên lò lửa nung để Osiris chết ngạt bên trong. Cuối cùng hắn sai người mang chiếc rương ném xuống sông Nin.
Nàng Isis không thấy chồng trở về, lại biết rằng Seth luôn mang lòng đố kỵ với anh trai, trong khi Osiris lương thiện không bao giờ để ý. Sau nhiều ngày, dẫu không ai báo cho nàng biết hung tin, nhưng Isis vẫn nhận ra rằng chồng mình gặp chuyện chẳng lành, nàng quyết định đi tìm chồng.
Sau nhiều nỗ lực tìm hỏi, Isis cũng tra ra được sự tình, nàng lại cất công đi tìm chiếc rương, hy vọng có thể lấy được thi hài chồng. Khi đi đến bờ sông Nin, Isis gặp một đám trẻ đang chơi đùa, nàng đã cất lời hỏi chúng, rồi được trả lời rằng, có nhìn thấy một chiếc rương trôi dạt trên sông. Nàng lần theo bờ sông, cứ đi cứ đi mãi, tới đâu nàng cũng dò hỏi, và mỗi lần đều có một nhóm trẻ nói cho nàng rằng chiếc rương trôi về hướng nào.
Sau vô vàn nỗ lực, Isis cũng tìm lại được chiếc rương, nàng mang mang nó trở về Ai Cập và cất giấu ở một nơi bí mật. Tuy nhiên, thật khó để giấu được Seth cùng đám chó của ông ta, trong một đêm đi săn cùng với lũ chó của mình, ông ta đã phát hiện ra chiếc rương lưu giữ thi hài vua Osiris.
Lần này Seth cướp lấy chiếc rương, rồi xé nát thân xác anh trai mình thành 14 mảnh, sau đó mang từng phần đi trải khắp sông Nin, trong tiếng cười khiến ma quỷ cũng phải khiếp sợ, ông ta hét lớn: “Thật khó để hủy diệt thân xác của một vị thần, nhưng ta đã làm được, ta đã hủy diệt thân xác của Osiris.”
Tuy nhiên, lần này dòng nước sông Nin đã thấm được vào các phần của cơ thể Osiris, chính điều này đã tạo nên sự bất tử của Osiris, sau đúng 70 ngày thì Osiris hồi sinh. Từ đó ông trở thành vị thần cai quản toàn bộ sông Nin rộng lớn, bởi khả năng tái sinh nên ông cũng trở thành vị thần cai quản cõi chết.
Osiris hổi sinh, trờ thành vị thần cai quản sông Nin. (Ảnh: Ancient Egypt)
Hàng năm, thần Osiris điều khiển dòng nước sông Nin dâng cao, chảy vào đất liền. Nơi nào có nước sông Nin đi qua là nơi đó có phù sa màu mỡ, có mùa màng tươi tốt, có lương thực dồi dào. Dòng nước ông Nin cũng giúp cho lãnh thổ Ai Cập tránh khỏi bị sa mạc hóa.
Vì vậy mỗi khi mùa nước lên, người dân Ai Cập lại tổ chức lễ hội, bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đối với thần Osiris.
Khai quật được dấu tích của Thần
Một nhóm các nhà khảo cổ học từ Tây Ban Nha và Ý cùng với các quan chức Ai Cập đã khai quật lăng mộ của vua Osiris vào cuối năm 2016. Họ phát hiện bên dưới lăng mộ có nhiều phòng hầm, đó là một quần thể kiến trúc phức tạp, các phòng của lăng mộ được kết nối với nhau bởi hệ thống đường hầm.
Có rất nhiều bí ẩn được tìm thấy, trong đó đáng kể nhất là chiếc rương mà các nhà khảo cổ tìm thấy bên dưới lăng mộ. Toàn bộ thông tin về quá trình khai quật chưa được công bố, nhưng đã có nhiều giả thuyết được đưa ra. Có quan điểm cho rằng, thần Osiris đã từng mang hình hài con người, và trong chiếc rương đó chính là thân xác thịt của thần Osiris.
Các nhà khảo cổ khai quật lăng mộ Osiris và tìm thấy chiết Rương huyền thoại. (Ảnh: Cadizdirecto)
Các nhà khảo cổ cho rằng, dù đó có đúng là chiếc rương chứa thân xác thịt của vị thần Osiris huyền thoại hay không, thì tại khu lăng mộ cũng đã khai quật được những bí mật rất lớn.
Nguồn: ĐKN
- Phát hiện dấu chân người 100.000 năm tuổi ở bờ biển Tây Ban Nha
- Tái hiện gương mặt xác ướp “quý bà nghìn tuổi”, các nhà khoa học ngạc nhiên về vẻ đẹp xưa
- Trận tập kích đường không thảm bại nhất của Mỹ khiến 300 phi công và binh sĩ thiệt mạng