Từ Hi Thái hậu chết trong miệng ngậm 1 viên dạ minh châu, vì sao Võ Tắc Thiên lại ngậm 1 miếng gỗ?

Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao Võ Tắc Thiên lại ngậm thứ đó trong miệng.

Hình ảnh Từ Hi Thái hậu khi qua đời trên phim.

Trong rất nhiều tác phẩm điện ảnh liên quan đến trộm mộ hoặc giám định đồ cổ, chúng ta sẽ thấy có một loại đồ cổ tên là “ngọc hàm”.

Thường thì cửa hàng đồ cổ chính quy sẽ không thu mua ngọc hàm, chủ yếu là bởi những viên “ngọc hàm” ấy được lấy từ trong miệng người đã khuất, miếng ngọc được ngậm trong miệng người đã khuất được ngọc là “ngọc hàm”, việc này khiến cho rất nhiều người có tâm lý e ngại.

Tập tục cho người chết ngậm một miếng ngọc trong miệng có thể truy xuất nguồn gốc tới thời Tần – Hán.

Người Trung Quốc thời xưa cho rằng, sau khi con người chết linh hồn sẽ không tan biến, mà sẽ tiếp tục sống ở một thế giới khác. Để tổ tiên mình được sống sung sướng ở thế giới bên kia, con cháu sẽ cho chôn theo những đồ vật quý giá, để vào trong miệng người đã khuất viên ngọc quý giá nhất. Nếu như điều kiện không cho phép, vậy thì sẽ thay bằng một đồng tiền hay thậm chí là một miếng cơm, được gọi là “tiền, phạn”.

Còn những người thống trị nắm thực quyền hết sức cao quý, sau khi qua đời, họ cũng sẽ không ngậm những loại ngọc tầm thường trong miệng, ví dụ thứ được giấu trong miệng Từ Hi là một viên dạ minh châu.

Vào ngày 15/11/1908, khi Từ Hi qua đời, người ta cho chôn theo những thứ quý báu. Trên quan tài của bà được trải ngọc trai dày một thước, viên dạ minh châu trong miệng bà khi ấy có giá trị 1080 vạn lượng.




Người xưa cho rằng dạ minh châu có thể giúp thi thể không thối rữa, linh hồn không chết, bởi thế nên giá trị của nó hết sức quý báu, quý tộc cung đình bình thường không thể mua nổi.

Nhưng cũng chính bởi sự phong phú của đồ tuỳ táng, ngôi mộ này đã bị đội quân của tên lãnh chúa quân phiệt tham lam Tôn Điện Anh trộm mất vào năm 1928.

Theo mô tả của Tôn Điện Anh, viên dạ minh châu trong miệng Từ Hi bị chia thành hai nửa, chỉ khi ghép lại với nhau mới có thể phát sáng, còn cơ thể của Từ Hi không hề bị thối rữa.

Tôn Điện Anh tặng viên “Từ Hi dạ minh châu” này cho Tống Mỹ Linh, Tống Mỹ Linh lấy làm trang sức trên giày, mỗi lần tham gia những sự kiện quan trọng đều sẽ treo viên dạ minh châu này lên giày. Về sau Tống Mỹ Linh dần già đi, còn viên dạ minh châu này cũng không còn được tìm thấy nữa.

Từ Hi ngậm dạ minh châu trong miệng sau khi chết, còn Võ Tắc Thiên ngậm thứ gì?
Trong lịch sử, cũng giống như Từ Hi, Võ Tắc Thiên là người phụ nữ trở thành nhà cầm quyền thực tế của nhà Đường, rốt cuộc trong miệng bà ngậm thứ gì?

Từ Hi đã lựa chọn rất nhiều thứ châu báu quý giá, thậm chí cả dạ minh châu, thể hiện đam mê đối với cái đẹp của phái nữ, còn đồ tuỳ táng của Võ Tắc Thiên lại hoàn toàn khác.

Chân dung nữ hoàng Võ Tắc Thiên (trái) và hình ảnh nhân vật Võ Tắc Thiên trên phim (phải).




Căn thứ khảo chứng của nhà sử học Quách Mạt Nhược, đồ tuỳ táng trong mộ Võ Tắc Thiên cơ bản đều là những bức thư hoạ, “Thuỳ củng ký”, “Kim luân ký”… còn thứ bà ngậm trong miệng không phải ngọc, cũng không phải dạ minh châu, mà là một miếng gỗ.

Đây có thể nói là trường hợp có một không hai trong lịch sử. Tại sao Võ Tắc Thiên phải làm như vậy?

Có thể tìm được đáp án của vấn đề này từ tấm bia không chữ nổi tiếng của bà. Cả cuộc đời Võ Tắc Thiên đã đủ đặc biệt, trong sự phát triển của đất nước, cũng khó tránh khỏi việc chịu nhiều sự chỉ trích. Nhưng bà để lại cho người đời một tấm bia không chữ, nói rằng “Phải trái đúng sai, hãy để người đời sau đánh giá”. Ở một mức độ nhất định, miếng gỗ đã mang lại tác dụng tương đồng với tấm bia không chữ kia.


Sách sử thời kỳ đầu của người Trung Hoa được viết trên “mộc độc” (thẻ tre) và “trúc giản” (thẻ gỗ). Miếng gỗ ở trong miệng Võ Tắc Thiên mang tác dụng của mộc độc.

Sau khi qua đời, bà để lại một tấm bia không chữ cho người đời đánh giá, ngậm một thẻ gỗ trong miệng đi sang thế giới bên kia cho quỷ thần đánh giá. Đây chính là khí phách và tinh thần đặc biệt của nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *