Bọ ba thuỳ thuộc nhóm động vật chân đốt, sống ở biển. Trên thực tế, chúng được biết đến là nhóm động vật chân đốt sớm nhất, tồn tại trong thời kỳ đầu kỷ Cambri cách đây 521 triệu năm. Vào cuối kỷ Permi khoảng 252 triệu năm trước đây, bọ ba thuỳ đã trải qua cuộc tuyệt chủng hàng loạt và ngày nay không còn tồn tại.
Bọ ba thùy đã từng có trên 20.000 loài, lớp vỏ ngoài của nó được chia thành ba phần – ngực, đầu và phần đuôi. (Ảnh: Wikipedia)
Đặc điểm của loài sinh vật bọ ba thùy
Vì bọ ba thuỳ hiện đã tuyệt chủng nên những gì chúng ta biết về loài sinh vật này đều đến từ hóa thạch. Những hóa thạch như vậy thường là những dấu tích vỏ của chúng trong lớp trầm tích và rồi trở thành đá cứng. Bọ ba thuỳ có một cơ thể mềm mại được bảo vệ bởi một lớp vỏ ngoài. Thông thường, chỉ có phần lưng bao phủ bên ngoài trở thành hóa thạch. Các phần bụng dưới, không thể trở thành hóa thạch có lẽ vì chúng được bao phủ bởi một lớp vỏ mềm.
Lớp vỏ ngoài được chia thành ba phần – ngực, đầu và phần đuôi. Một số loại bọ ba thuỳ được cho là có mắt trong khi những loại khác thì không. Đôi mắt của bọ ba thùy thường nằm ở phía trong của sườn lớn ở phần đầu. Mắt của loài sinh vật này thường là loại mắt kép, kiểu mắt lớn cấu tạo từ rất nhiều các con mắt nhỏ riêng biệt, tương tự như mắt ong hay mắt chuồn chuồn.
Một số cá thể bọ ba thuỳ có mắt kép lớn và lồi giúp chúng có thể nhìn được ở khoảng không rất rộng. Ngược lại, một số loại có mắt nhỏ hơn do đó chúng bị hạn chế tầm nhìn. Lớp vỏ ngoài cũng có các cơ quan như mấu, gờ, gai, hốc lõm v.v… Những sinh vật này có nhiều các cặp chi – ba cặp là trên phần đầu và một cặp dưới mỗi đoạn của lồng ngực và phần đuôi.
Bọ ba thùy sống ở độ sâu khác nhau dưới biển. Do đó, hóa thạch của chúng có thể sử dụng để đo lường độ sâu của môi trường cổ sinh, dùng để nhận biết môi trường địa chất tại một thời kỳ trong quá khứ. Ví dụ, một loài bọ ba thuỳ gọi là Whittardolithus được cho là đã sống ở đáy biển sâu trong khi một loài khác có tên là Neseuretus sống ở những khu vực nước nông.
Kích thước và hình dạng cơ thể khác nhau cũng chỉ ra rằng bọ ba thùy sống trong một hệ sinh thái khá rộng lớn. Những con bọ ba thuỳ không có mắt thường là loài sống ở mực nước sâu dưới đáy biển, ở nơi mà ánh sáng bị hạn chế và thậm chí không có ánh sáng. Một số loài như Cyclopyge có đôi mắt lớn cho phép chúng nhìn thấy mọi hướng, đây có lẽ là dấu hiệu cho thấy chúng sống ở trên mực nước biển.
Những điều thú vị về bọ ba thùy
Bọ ba thuỳ có thể được tìm thấy ở mọi lục địa trên Trái đất. Hơn 20.000 loài bọ ba thuỳ đã được biết đến, trong đó một số loài lớn nhất dài tới 71cm (28 inch), trong khi loài nhỏ nhất có chiều dài chưa đến một milimet. Một số con có lớp vỏ tròn nhẵn bao phủ bên ngoài trong khi những con khác có gai phòng thủ khắp cơ thể. Khi bị tấn công hoặc gặp nguy hiểm, một số sinh vật này cuộn lại như những quả bóng.
Trong suốt vòng đời, một cá thể bọ ba thuỳ sẽ lột xác rất nhiều lần. Chính những lớp vỏ ngoài bị bỏ đi này tạo nên phần lớn các hóa thạch bọ ba thuỳ chứ không phải một cá thể thực sự. Hóa thạch của cả con cá thể bọ ba thuỳ thực sự rất hiếm.
Bọ ba thuỳ biến mất trong thời kỳ ‘Đại tuyệt chủng’, khoảng 250 triệu năm trước. Trong thời gian này, gần 90% các loài sinh vật tồn tại trên Trái đất đã tuyệt chủng, bao gồm cả loài bọ ba thuỳ. Các vụ phun trào núi lửa được cho là nguyên nhân dẫn đến đợt tuyệt chủng hàng loạt này.
Một sự bất thường: hóa thạch bọ ba thùy nằm trong dấu chân người 500 triệu năm trước?
Một hóa thạch bọ ba thuỳ được ông William Meister phát hiện vào năm 1868 khi ông đang tìm kiếm gần Antelope Springs, bang Utah, Hoa Kỳ. Điều thú vị là hóa thạch này được tìm thấy nằm gọn trong một dấu chân người, và đó cũng là dấu chân rất rõ ràng của ai đó đi giày hoặc dép đã dẫm lên. Chúng ta biết rằng tuổi của hóa thạch bọ ba thuỳ là 500 triệu năm, trong khi theo thuyết tiến hóa thì con người xuất hiện trên Trái đất chưa đến 1-2 triệu năm. Điều này thật sự là khó có thể tưởng tượng được. Như vậy hóa thạch bọ ba thùy trong dấu chân người này là một bằng chứng rất rõ ràng được sử dụng để phủ định thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học cho rằng hóa thạch đã được tạo ra bởi “tự nhiên”.
Hóa thạch bọ ba thùy được tìm thấy nằm gọn trong một dấu chân người, và đó cũng là dấu chân rất rõ ràng của ai đó đi giày hoặc dép đã dẫm lên. (Ảnh: qua ntdtv)
Liên quan đến dấu chân vào năm 1970, Melvin Cook, một tín đồ của thuyết về Đấng Tạo hóa tạo ra vũ trụ, đã viết trong bài báo “Tại sao không phải là Đấng Tạo hóa?” rằng:”Không một cá nhân trung thực về mặt trí tuệ nào có thể phủ nhận vẻ ngoài rất thật của hóa thạch bọ ba thùy nằm trong dấu chân người này một cách hợp lý” . Các nhà khoa học tin rằng việc con người biết đi giày mới phổ biến trong khoảng 1.000 năm trở lại đây nếu tổ tiên của loài người mới xuất hiện trên Trái đất từ 1-2 triệu năm trước.
Một phát hiện hóa thạch khác được thực hiện bởi Tiến sĩ Clifford Burdick vào năm 1968 tại Antelope Springs, Bang Arizona, Hoa Kỳ. Nó có vẻ như là dấu chân của một đứa trẻ.
Ông Meister đã được một nhà khoa học địa chất tặng thưởng 250.000 đô la Mỹ cho những hóa thạch mà ông tìm ra. Khi được hỏi nhà địa chất sẽ làm gì với hóa thạch, ông ta trả lời rằng nó sẽ bị hủy đi ngay lập tức vì hóa thạch sẽ phá hủy toàn bộ những khám phá của các nhà địa chất có quan điểm ủng hộ thuyết tiến hóa.
Khoa học được dùng để khai sáng văn minh nhân loại và cung cấp điều kiện sống tốt hơn cho con người. Nhưng với nhiều dẫn chứng đưa ra, giờ đây nó chủ yếu được dùng như một công cụ phát tán thông tin sai lệch và bị kiểm duyệt bởi những người có quyền lực đặc biệt nào đó.
Nguồn: NTDVN – Theo Visiontimes