Phát hiện khảo cổ có thể “viết lại lịch sử TQ” đã được tìm ra gần 100 năm trước: Tại sao đến nay mới tiếp tục khai quật?

Vào những năm 1980, khi khai quật được nhiều di vật độc lạ tại Tam Tinh Đôi, các nhà khảo cổ không hề vui mừng mà lại tỏ ra lo lắng và quyết định dừng lại.

Những ngày gần đây, giới khảo cổ Trung Quốc và quốc tế đang xôn xao về di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Kết quả khảo cổ ngày 20/3/2021 công bố các chuyên gia đã tìm thấy 6 hố hiến tế mới, bên cạnh 2 hố hiến tế phát hiện năm 1986, theo đó khai quật hơn 500 cổ vật. Giới khảo cổ suy đoán rằng nền văn minh Tam Tinh Đôi có thể là một địa điểm văn hóa Thục cổ đại cách đây 3000 đến 5000 năm.




Các chuyên gia khảo cổ cho rằng phát hiện mới này có thể “viết lại lịch sử” Trung Quốc bởi những cổ vật tìm thấy ở đây có độ tinh xảo vượt xa đồ tạo tác chế tạo cùng thời ở những khu vực khác tại Trung Quốc, kể cả ở vùng Trung Nguyên – nơi được coi là cái nôi của triều đại nhà Thương quanh đồng bằng sông Hoàng Hà.

Điều đặc biệt là Tam Tinh Đôi không phải một di chỉ khảo cổ mới được phát hiện. Thực tế đã hơn 80 năm kể từ khi di chỉ khảo cổ cùng nền văn minh Tam Tinh Đôi được tìm thấy, vậy tại sao đến nay những kho báu lịch sử bên trong địa điểm bí ẩn này mới được hé lộ?

Tam Tinh Đôi lần đầu được phát hiện (1929)

Di chỉ Tam Tinh Đôi lần đầu được phát hiện lần đầu năm 1929, khi một người nông dân đang đào mương và bất ngờ tìm thấy một mảnh ngọc bích tinh xảo trong lòng đất. Song phải tới 5 năm sau, các chuyên gia khảo mới bắt đầu tiến hành khai quật.

Khu di chỉ Tam Tinh Đôi có tổng diện tích tới 12km vuông. (Ảnh: minh họa)

Năm 1934, các học giả Trung Quốc và nước ngoài đã tiến hành khai quật trong 10 ngày, tìm được hơn 600 hiện vật bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh và các yếu tố công nghệ, lần khai quật năm đó kết thúc nhanh chóng, cổ vật chỉ mới được khám phá 10%.

Lần khai quật thứ hai (1950)

Năm 1949, trong điều kiện kinh tế chính trị tương đối ổn định, Trung Quốc lần lượt tiến hành nhiều cuộc khai quật khảo cổ và các hoạt động bảo vệ di tích văn hóa.

Vì vậy, vào những năm 1950, các nhà khảo cổ học một lần nữa đến huyện Quảng Sơn, Tứ Xuyên để tiến hành khai quật Tam Tinh Đôi. Vào thời điểm đó, các học giả gọi nó là “Di tích cổ Trung Hưng”.




Quy mô thống nhất của di chỉ Tam Tinh Đôi chưa được công nhận mà bị phân tách làm hai phần nam, bắc với cái tên “Di tích Hoành Lương Tử” và “Di tích Tam Tinh Đôi”.

Hình ảnh khai quật cổ vật tại Tam Tinh Đôi ở các giai đoạn trước (Nguồn: Baidu)

Năm 1963, một nhóm khảo cổ chung do giáo sư Phùng Hán Ký dẫn đầu cùng với Bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên và Khoa Lịch sử của Đại học Tứ Xuyên một lần nữa khai quật một khu vực nhỏ, cho thấy những nét cơ bản của Tam Tinh Đôi. Giáo sư Phùng Hán Ký đã nhận ra rằng Tam Tinh Đôi “có rất nhiều tàn tích, rất có thể đó là một đô ấp trung tâm của nước Thục cổ đại.”

Lần khai quật thứ ba (1980 – 1990)

Cuộc khai quật địa điểm Tam Tinh Đôi lần thứ hai vào những năm 1950 không kéo dài, mãi đến những năm 1980 và 1990, các nhà khảo cổ Trung Quốc mới tiến hành nghiên cứu Tam Tinh Đôi liên tục trong 20 năm.

Hình ảnh Cây Thiêng đồng và Tượng đồng được khai quật trong đợt khai quật thứ 3 (Nguồn: Baidu)

Trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều đồ đồng và đồ ngọc. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là khi tìm kiếm thông tin qua các tư liệu lịch sử các học giả đều không tìm thấy bất kỳ ghi chép nào. Nền văn minh Tam Tinh Đôi dường như đột ngột xuất hiện rồi đột ngột biến mất, chỉ để lại những món đồ tạo tác tinh xảo tuyệt đẹp.

Những đồ đồng được khai quật từ di chỉ Tam Tinh Đôi cũng rất đặc biệt, hầu hết những đồ vật này đều có hình mặt người hoặc mặt động vật, kích thước rất lớn.

Năm 1980, các sở quản lý di tích văn hóa có liên quan ở tỉnh Tứ Xuyên đã tổ chức một cuộc khai quật cứu hộ kéo dài ba tháng. Qua đợt khai quật này, đã khai quật được rất nhiều di vật văn hóa chưa từng có, tiêu biểu là tượng đồng cao cao 2,62 mét, hình người có hai bàn tay nắm, rỗng ở bên trong.




Ngoài ra còn có là cây thiêng bằng đồng cao 3,95 mét, cây có ba lớp cành và lá, trên mỗi lớp cành lá có ba cành, trên mỗi cành có một con chim. Hai đồ vật này gần như giống hệt như được mô tả trong cuốn Sơn Hải Kinh, cả về hình dạng và vị trí.

Tại sao việc khai quật bị dừng lại?

Khi khai quật được nhiều di chỉ văn hóa độc lạ tại Tam Tinh Đôi như vậy, đáng lẽ các nhà khảo cổ học vui mừng và tiếp tục khai quật, tại sao họ lại chọn dừng việc này lại?

Trên thực tế sự xuất hiện của tượng đồng khổng lồ bằng đồng, mặt nạ bằng đồng và cây thiêng bằng đồng rất khác so với những di vật văn hóa đã được khai quật trước kia khiến các nhà khảo cổ phải suy nghĩ đắn đo rất nhiều bởi họ không có kinh nghiệm bảo quản những cổ vật này.

Di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi được đánh giá là vô cùng quý giá, sau khi khai quật cần được tu bổ và bảo vệ, do đó bảo quản trong đất cho đến khi đủ điều kiện là cách an toàn nhất.

Công nghệ hiện đại năm 2021 hỗ trợ các chuyên gia bảo vệ cổ vật. (Ảnh:minh họa)




Nhiều người cho rằng việc bảo vệ các di tích văn hóa hoàn toàn không phải là việc khó. Chỉ cần đưa tất cả các di vật văn hóa vào bảo tàng để tránh bị kẻ trộm lấy mất. Nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều di chỉ chưa được khai quật.

Điều này không có nghĩa là các nhà khảo cổ học không tìm thấy di chỉ hay không đủ khả năng khai quật mà bởi vì, vì nhiều di tích văn hóa phải được bảo quản trong môi trường có lượng oxy thấp.


Một khi các di tích văn hóa này tiếp xúc với đột ngột không khí mà không có công nghệ bảo quản sẽ nhanh chóng bị oxy hóa, bị bạc màu, hỏng hóc, giá trị nghiên cứu giảm đi rất nhiều.

Lịch sử ngành khảo cổ đã chứng kiến những tai nạn không đáng có do sự nóng vội. Có thể kể đến chiến binh đất nung và ngựa trong Lăng Tần Thủy Hoàng, chúng vốn dĩ có màu sắc sặc sỡ nhưng chính việc được khai quật khi không có phương tiện bảo quản đã khiến cho tượng binh mã bị oxy hóa thành màu nâu như ngày nay.

Chính vì điều này nên tới năm 2021, khi công nghệ khảo cổ đã có nhiều bước tiến quan trọng, các chuyên gia mới bắt tay vào khai quật di chỉ Tam Tinh Đôi trên quy mô lớn.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *