Theo Epoch Times France, mới đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu chân của người cổ đại in trên một khối hóa thạch ở bờ biển dưới hòn đảo Crete của Hy Lạp. Phát hiện này có thể sẽ khiến lịch sử của loài người phải viết lại. Người ta đang đặt ra câu hỏi liệu người châu Phi có phải là con người đầu tiên như trong lý thuyết nhà trường hay không khi những dấu vết tiền sử này được phát hiện ở Châu Âu?
Các hóa thạch ở Crete có niên đại 5,7 triệu năm tuổi. Phát hiện này hoàn toàn không phù hợp với niềm tin của những nhà khoa học vào những giả thuyết của tiến hóa luận. Theo báo cáo của trang News.com, những dấu chân in trên mặt khối hóa thạch ở Crete được xác định là dấu chân của người chứ không phải của loài khỉ.
Điều này cho thấy nguồn gốc của nhân loại có niên đại xa xưa hơn nhiều so với những gì đã từng được suy đoán trong các giả thuyết trước đây, và nó diễn ra ở một thời kỳ sớm hơn, ở một địa điểm khác trên Trái Đất thay vì những lý thuyết nhà trường cho tới nay.
Dấu chân 5,7 triệu năm tuổi được phát hiện ở Crete. (Andrzej Boczarowski)
Dựa vào hình dạng đặc biệt của dấu chân được tìm thấy ở Crete, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng đây là dấu chân của một người đang đứng thẳng.
Ảnh: News.com.au
Bàn chân dài, ngón cái to kèm theo các ngón còn lại thì nhỏ, và không có móng vuốt. Những điều này đã xác định rằng đây chắc chắn không phải bàn chân của động vật, mà là của người.
Phát hiện này đã khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ bởi vì nó chỉ ra rằng con người ở trên trái đất sớm hơn nhiều so với những giả thuyết được công bố trước đây, và rằng nguồn gốc của nhân loại không phải bắt nguồn ở châu Phi, bởi những dấu vết tiền sử in trên khối hóa thạch này được phát hiện bên ngoài Châu Phi.
Dấu chân của con người cách đây 3,7 triệu năm tuổi ở Tanzania trước đây được coi là dấu vết lâu đời nhất mà các nhà khoa học từng phát hiện trước đấy.
Nhưng với những dấu chân này nhiều nhà khoa học lại tin rằng nó là của “người tiến hóa” hơn là một con người thực sự.
Khu vực phát hiện dấu chân cổ đại ở Trachilos, Crete. (Andrzej Boczarowski)
Những dấu chân này được phát hiện bởi nhà cổ sinh vật học Gerard Gierlinski thuộc Viện Địa chất Ba Lan, trong khi ông du lịch ở Crete vào năm 2002. Những dấu vết này đã được nghiên cứu hơn một thập kỷ từ thời điểm đó.
Những dấu vết này xuất hiện khi đảo Crete vẫn còn gắn liền với đất Hy Lạp. Niên đại của dấu chân được phân tích bằng cách sử dụng foraminifera, một phương pháp để phân tích các hóa thạch biển và vị trí của dấu chân trong lớp trầm tích mà chúng đã được tìm thấy. Lớp trầm tích này được tạo ra khi biển Địa Trung Hải “bốc hơi” 5,6 triệu năm trước.
Theo báo cáo của Telegraph, một khám phá cổ sinh vật học khác gần đây đã đặt ra câu hỏi với những nhà khoa học về một loạt các hóa thạch có niên đại 7.2 triệu năm tuổi được phát hiện ở một khu vực khác của Hy Lạp và Bungar đã phá vỡ khái niệm rằng Châu Phi là nguồn gốc lâu đời nhất hoặc duy nhất của nhân loại.
Liên tục có những khám phá mới làm thay đổi tư duy của các nhà khoa học cứng đầu cứng cổ nhất trước đây vẫn một mực từ chối bất kỳ khái niệm nào khác ngoài việc nhân loại tiến hóa từ khỉ vượn mà thành…
Chúng ta vốn là ai và có thể làm được gì, trên thực tế sẽ không còn là ẩn đố vào một ngày không xa…
Nguồn: ĐKN
- Phát hiện thành phố ngầm cổ xưa 3000 tuổi sâu hơn 11 tầng tại Thổ Nhĩ Kỳ thách thức công nghệ hiện đại
- 6 dấu tích của ‘con người hiện đại’ thời viễn cổ có thể đảo lộn quan niệm về lịch sử ngày nay
- Bí ẩn văn minh tiền sử: Người khổng lồ được nhắc đến nhiều trong lịch sử các bộ lạc, cụ thể và rõ ràng như thế nào?