Những bí mật đáng sợ ẩn sau các kim tự tháp Ai Cập

Dù công nghệ khoa học hiện đại đã rất phát triển nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp liên quan đến các kim tự tháp ở Ai Cập.

Kim tự tháp Ai Cập là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, được xây dựng vào năm 2560 trước công nguyên. Các cấu trúc bằng đá khổng lồ này cao 146m với diện tích bề mặt vào khoảng 1.300m2. Đại kim tự tháp Giza được coi là công trình nhân tạo cao nhất của hành tinh suốt hơn 4 thiên niên kỷ, tức khoảng 4000 năm.

Hình dạng của kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia nắng mặt trời chiếu xuống. Bề mặt của hầu hết các kim tự tháp được lát bằng đá vôi trắng đánh bóng để tạo nên một vẻ ngoài lộng lẫy khi quan sát từ xa.




Tuy đã trải qua hàng ngàn năm nhưng những kim tự tháp này vẫn sừng sững với thời gian, thách thức thời gian. Mỗi kim tự tháp được xây dựng từ rất nhiều khối đá, được ghép lại với nhau. Theo tính toán của các nhà khoa học, để xây dựng kim tự tháp Giza, phải mất gần hơn 2 triệu khối đá, mỗi một khối nặng từ 2 tấn đến 50 tấn.

Đến nay với khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng con người vẫn chưa thể giải đáp những bí ẩn liên quan đến kim tự tháp.

Người ta phát hiện rất nhiều điều kỳ lạ của kim tự tháp. Như khi đem những đồng tiền hoen rỉ vào bên trong kim tự tháp thì sau hơn một tháng, những đồng tiền đó lại sáng loáng trở lại.

Họ cũng thử đem một cốc sữa tươi bỏ vào kim tự tháp, sau một tháng cốc sửa vẫn không thay đổi màu sắc, mùi vị. Không chỉ sữa, hoa quả tươi đem vào đó để nửa tháng vẫn còn tươi, không hề bị mất nước hay khô héo.




Các nhà khoa học cũng thấy rằng, do cách thức xây dựng vô cùng đặc biệt, nhiệt độ trong kim tự tháp quanh năm không đổi, luôn giữ ở mức 20 độ C.

Kỳ lạ nhất là những xác ướp và lời nguyền bên trong kim tự tháp. Howard Carter là một huân tước người Anh đã cùng với đoàn các nhà  khảo cổ học hoàng gia phát hiện thấy xác ướp của Pharaon Tutakhamon. Khi mở nắp quan tài, người ta nhận thấy trên gò má trái của nhà vua có vết đỏ như mụn.

Sau lần tiếp xúc đó, ngay buổi chiều hôm sau, Howard Carter lên cơn sốt. Người ta tìm mọi cách cứu chữa, nhưng đúng 2 ngày sau, ông qua đời, trên gò má của ông cũng xuất hiện vết đỏ như nhà vua.

Sau huân tước, có đến 6 thành viên đoàn khảo cổ trên cũng lần lượt mắc bệnh tương tự và qua đời. Trong cơn mê sảng, họ thường gọi tên Tutakhamon và nhiều người trong số đó cũng xuất hiện những vết đỏ tương tự.





Không chỉ có vậy, các nhà khoa học cũng không thể phân tích và tìm ra được thành phần của chất vữa có độ kết dính cao giúp các khối đá dính chặt vào nhau, thậm chí vạch ghép giữa 2 khối đá khít không quá 5 mm, độ chênh lệch giữa các góc chỉ dao động trong vòng 8-15 cm.

Trong trường hợp của kim tự tháp Khufu, các mặt bên của nó hợp với mặt đáy một góc 52 độ – vấn đề này đã được ghi lại trong giấy cói của người Ai Cập, cho thấy họ là những người cực kỳ cẩn thận và xuất sắc trong toán học khi tính toán vô cùng chính xác.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *