Dấu vết văn minh tiền sử: Những quả cầu nhân tạo vô cùng đặc biệt 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi làm các giới chấn động

Phía trên bên trái, góc dưới bên phải: những vật tạo tác này được gọi là quả cầu Klerksdorp được tìm thấy trong khoáng pyrophyllite (pirofilit) gần thành phố Ottosdal ở Nam Phi. (Robert Huggett) phía trên bên phải, phía dưới bên trái: Các hiện vật này được gọi là bi Moqui và được tìm thấy trong sa thạch Navajo ở miền Nam Utah.

Những quả cầu nhỏ cực rắn này- được sản xuất với độ chính xác cao, khiến các nhà khoa học bối rối. Chúng được tìm thấy trong các khoáng chất có niên đại hàng tỷ năm ở phía Bắc của Nam Phi.




Michael Cremo, tác giả cuốn sách “Khảo cổ bị cấm”, coi những quả cầu Klerksdorp là bằng chứng của sự sống “tiên tiến” trên Trái đất từ lâu trước nền văn minh của chúng ta.

Đối với ông và nhiều nhà nghiên cứu khác, những quả cầu nhỏ này cũng như nhiều hiện vật bí ẩn khác đã mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới cho lịch sử.

Michael Cremo đã đi khắp thế giới để tìm kiếm các hiện vật, và tóm tắt các kết luận trong cuốn sách “Khảo cổ học bị cấm. Lịch sử bị che dấu của loài người“.




Trong khi nghiên cứu những quả cầu nhỏ này  vào năm 1984, ông đã liên lạc với Roelf Marx, cựu phụ trách bảo tàng Klerksdorp ở Nam Phi. Marx thấy chúng rất kỳ lạ và bí ẩn, ông mô tả những quả cầu nhỏ rất cứng, còn bên trong thì xốp, Sau khi bỏ lớp vỏ mỏng, “chất nhồi xốp” này có thể  hòa tan.

Marx đã viết cho Cremo: “Không có các báo cáo khoa học. Người ta tìm thấy những quả cầu nhỏ này trong khoáng pyrophyllite được khai thác gần Ottosdal”.

Pyrophyllite có độ cứng từ 1 đến 2 trên thang Mohs. Điều này có nghĩa là nó có thể bị trầy xước với một móng tay. Những quả cầu nhỏ được tìm thấy thì rất cứng.

Chúng được tạo ra từ một hợp kim thép và nickel và thép không thể làm trầy xước chúng. Độ cứng của thép được phân loại trên thang Mohs từ 6 đến 8. Chỉ các khoáng chất sapphire (độ cứng Moh: 9) và kim cương (độ cứng Mohs: 10) là cứng nhất.




Những quả cầu này phải chăng hình thành một cách tự nhiên?

Người ta cho rằng những quả cầu nhỏ này có thể được tạo ra bởi sự hình thành các nốt sần. Nốt sần khoáng thường có cấu trúc bất thường. Các nốt khoáng sản khác tương đối tròn cũng được hình thành trong tự nhiên. nhưng chúng khác với những quả bóng Klerksdorp được định hình cực kỳ chính xác.

Những khối hình cầu Klerksdorp nổi tiếng với các rãnh gờ đặc biệt ấn tượng chạy song song xung quanh khối tròn một cách cực kỳ chính xác, đó là lý do khiến chúng không thể được hình thành một cách tự nhiên, mà là sản phẩm được chế tạo ra.

Năm 2002, Bảo tàng Klerksdorp công bố bức thư của John Hund ở Pietersburg, Nam Phi. Hund khẳng định  một trong những quả cầu nhỏ này đã được thử nghiệm ở “Trường công nghệ California” trong phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA JPL (Jet Propulsion Labratory NASA).




Những thiết bị đo lường hiện tại đã không phát hiện thấy bất cứ một bất thường nào, chúng cân đối hoàn hảo: “Ngay cả ở cấp độ một trăm phần nghìn – sự hoàn hảo tuyệt đối”.

Để có độ chính xác này, chúng cần được sản xuất trong những điều kiện không trọng lượng. Tuy nhiên nội dung này của bức thư đã không được xác nhận, theo Paul V.

Heirich, sau đó bức thư đã được gỡ bỏ. Những quả cầu được chính Henry nghiên cứu, không có độ chính xác như vậy.

Những quả cầu Moqui ở Utah

Những quả cầu nhỏ tương tự  được tìm thấy ở Utah, chúng có niên đại 2 triệu năm và được gọi là những quả cầu Moqui hay bóng Moqui. Theo truyền thuyết, tổ tiên của người da đỏ Hopi đã chơi với chúng.

Và họ để lại những quả cầu nhỏ này cho con cháu, như nhân chứng cho trình độ chuyên môn của họ.




Những quả cầu nhỏ này có vỏ ngoài là một lớp oxit sắt và bên trong là cát. Các quả cầu nhỏ Klerksdorp thì ngược lại, chúng được làm ra từ các loại khoáng chất khác nhau như hematit, goethite và oxit sắt ngậm nước.


Vậy là liên tục có những khám phá về các nền văn minh tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ tươi đẹp mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không thể tin, nhưng giờ đây bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn quá ư nhỏ bé hữu hạn. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *