Các nhà nghiên cứu đang tự hỏi về nguồn gốc của những khối đá khủng. Một số khối là đá xẻ có trọng lượng gấp đôi khối cự thạch ở Baalbek, hiện đang nắm giữ kỷ lục về trọng lượng.
Làm thế nào để xẻ, vận chuyển những khối đá nặng 3.000 tấn lên ngọn núi và xếp chồng lên cao 40m với độ chính xác hoàn hảo, nếu người tiền sử không có công nghệ tiên tiến? (Ảnh chụp màn hình Youtube / Kosmos News)
Những khối cự thạch lớn này được phát hiện ở Kemerovo, Siberia. Các nhà nghiên cứu đánh giá một số khối nặng đến 3.000 tấn và có niên đại 100.000 năm. Các khối đá này có các mặt hình chữ nhật phẳng phiu, được xếp chồng lên nhau cao đến 40 m, với độ chính xác tuyệt vời. Không có khối cự thạch nào như thế này được phát hiện cho đến nay.
Những tảng cự thạch này được xẻ từ đá granite, một vật liệu đặc biệt cứng và khó xẻ. (Ảnh chụp màn hình youtube/ Cosmos News)
Những tảng cự thạch này được xẻ từ đá granite, một vật liệu đặc biệt cứng và khó xẻ. Chúng được sắp xếp rất chính xác, khối nọ xếp lên khối kia lên cao tới độ cao 40m (Ảnh chụp màn hình youtube/ Cosmos News)
Các khối cự thạch có các góc cạnh vuông vắn với bề mặt được cắt xẻ mài nhẵn. Chúng được sắp xếp rất chính xác, khối nọ xếp lên khối kia lên cao tới độ cao 40m
Các khối cự thạch có các góc cạnh vuông vắn với bề mặt được cắt xẻ mài nhẵn. Chúng được sắp xếp rất chính xác, khối nọ xếp lên khối kia lên cao tới độ cao 40m
Các khối cự thạch có các góc cạnh vuông vắn với bề mặt được cắt xẻ mài nhẵn. Chúng được sắp xếp rất chính xác, khối nọ xếp lên khối kia lên cao tới độ cao 40m
Trước đây, những khối cự thạch được coi là lớn nhất thế giới được tìm thấy ở Baalbek, Li Băng, chúng chỉ nặng 1.500 tấn. Còn các khối cự thạch được phát hiện ở Kemerovo vào năm 2014 thì nặng gấp đôi.
Các khối cự thạch được sắp xếp rất chính xác, khối nọ xếp lên khối kia lên cao tới độ cao 40m
Các khối đá này được xẻ từ đá granit, một loại vật liệu rất cứng và rất khó gia công. Hơn nữa, chúng lại được xếp chồng lên nhau trên đỉnh một quả núi, như vậy chúng phải được vận chuyển đến đây, theo một báo cáo của Cosmos News.
Làm thế nào có thể xẻ thành những khối đá nặng 3.000 tấn, rồi vận chuyển lên một ngọn núi và xếp chồng lên nhau cao đến 40m với độ chính xác hoàn hảo, khi không có công nghệ hiện đại?
Lịch sử hành tinh chúng ta có thể khác với những gì chúng ta đã biết? Nhiều công trình cự thạch được phát hiện trên khắp thế giới cho thấy người cổ đại không có khả năng để thực hiện các kỹ thuật tiên tiến như vậy.
Ngoài khả năng đoán biết đã tồn tại các nền văn minh với công nghệ tiên tiến, một giả thuyết sẽ là những công trình cự thạch lớn đã được tạo ra bởi một chủng tộc người đặc biệt lớn- những người khổng lồ, được nói nhiều trong các truyền thuyết và câu chuyện thần thoại.
Vậy là, liên tục có những khám phá mới về điều kỳ diệu tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không tin. Dành một chút suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực và kiến thức của con người vẫn qúa ư nhỏ bé hữu hạn. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
Nguồn: DKN
- Nghiên cứu của Nasa chỉ ra có 30 nền văn minh tiên tiến từng tồn tại và bị hủy diệt trước chúng ta
- Khám phá di tích những nền văn minh cổ đại tiên tiến trên trái đất hơn 100.000 năm trước
- Những thành tựu khoa học đáng kinh ngạc của người Maya