5 di vật cổ linh thiêng trưng bày tại cung điện Topkapi – Thổ Nhĩ Kỳ

Các di vật cổ thiêng liêng cổ đại được trưng bày trong một cung điện trước đây thuộc sở hữu của người Ottoman từ năm 1478 đến năm 1856.

Phần chuôi thanh kiếm của nhà tiên tri Muhammad PBUH. (Ảnh: curiosmos)

Cung điện Topkapi được xây dựng từ năm 1460 đến năm 1478 theo lệnh của vua Sultan Mehmed II, được kế tục sở hữu bởi tất cả 30 vị vua, cung điện được sửa đổi và mở rộng từ năm 1478 đến năm 1856. Người Ottoman cai trị cung điện trong khoảng 600 năm, mỗi quốc vương đều cố gắng giành được các di vật linh thiêng và bản thảo gốc từ khắp mọi nơi trên vùng đất Ả Rập.

Các di vật và bản thảo được xem như vật sở hữu của các nhà tiên tri, các vị vua Hồi giáo và gia tộc của họ. Có hơn 82.000 di vật cổ được trưng bày tại bảo tàng Cung điện Topkapi; những thanh kiếm, dao găm nạm ngọc tồn tại từ nhiều thế kỷ thực sự là một bữa tiệc cho những người thưởng ngoạn.

Dưới đây là một số di vật nổi tiếng được thu thập từ nhiều vùng của Ả Rập:




Dao găm nạm ngọc lục bảo

Dao găm nạm ngọc lục bảo

Con dao găm nạm ngọc lục bảo được coi như một món quà dành cho vị vua Iran, Nadir Shah. Vị vua hồi giáo đầu tiên của Topkapi là Mehmed, đã cử một phái đoàn đến Iran để trao quà cho Shah. Thật không may, phái đoàn không thể chuyển quà cho Shah vì ông đã bị sát hại trước khi phái đoàn kịp đến nơi. Do đó, con dao găm đã được trả lại cho đế chế Ottoman.

Bản thảo Topkapi

Bản thảo Topkapi




Bản thảo kinh Koran được trưng bày trong Cung điện Topkapi là một trong những phiên bản lâu đời nhất. Ban đầu nó thuộc sở hữu của vị vua Hồi giáo Uthman Ibn Affan; người ta cho rằng vết đỏ trên bản thảo là máu của ông, ông bị ám sát khi đang đọc nó. Bản thảo có niên đại vào khoảng đầu đến giữa thế kỷ 8 sau Công Nguyên.

Thanh kiếm của nhà tiên tri Muhammad PBUH

Thanh kiếm mà Nhà tiên tri Muhammad PBUH

Ma’thur là một trong những thanh kiếm mà Nhà tiên tri Muhammad PBUH mang theo trước khi thánh địa Mecca lần đầu tiên được tiết lộ. Thanh kiếm được bảo vệ bởi hàng trăm người canh giữ trong cung điện vì nó được coi là một di vật thiêng liêng. Bản thân thanh kiếm là một kiệt tác tuyệt đẹp; lưỡi của nó dài 99 cm. Tay cầm bằng vàng và có hình hai con rắn. Hơn nữa, chuôi kiếm và vỏ kiếm được nạm ngọc và đá quý.




Cánh tay bằng vàng

Cánh tay bằng vàng của Thánh John

Cánh tay bằng vàng của Thánh John được đưa đến kinh đô Constantinople của Đế quốc La Mã vào thời Constantine Đại đế VII. Nó được cất giữ trong nhà nguyện của Hoàng đế vào thế kỷ 12 và sau đó được chuyển đến Nhà thờ Đức mẹ Đồng trinh Maria; rồi lại được chuyển đến Nhà thờ Peribleptos ở Constantinople vào nửa đầu thế kỷ 15. Tuy nhiên, cuối cùng nó được trưng bày tại Cung điện Topkapi. Hộp đựng bằng vàng có một số chữ khắc trên đó và trên xương của Thánh John.




Thanh kiếm của Osman

Thanh kiếm Osman thường được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua thời đế chế Ottoman.


Thanh kiếm Osman thường được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua thời đế chế Ottoman. Thanh kiếm được đặt theo tên của người sáng lập Vương triều Ottoman, Osman I. Người ta tin rằng Osman thừa hưởng thanh kiếm này từ cha vợ của mình.

Thanh kiếm đặc biệt này đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của tất cả 30 vị vua. Thanh kiếm hiện được trưng bày tại một vị trí trang trọng trong cung điện. Nó được chế tác tuyệt đẹp từ vàng nguyên chất.

Như đã nêu ở trên, hơn 82.000 di vật được trưng bày trong cung điện Topkapi. Tất cả đều đẹp một cách lạ thường. Người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới tập trung về cung điện trong tháng Ramadan để tỏ lòng thành kính trước những di tích thiêng liêng mà tổ tiên họ đã để lại.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *