Nhà khảo cổ hoang mang với bánh xe tiên tiến 5.300 năm tuổi

Bánh xe khổng lồ với niên đại 5.300 năm tuổi được tìm thấy tại Slovenia đặt ra cho các nhà khoa học nhiều dấu hỏi lớn.

Theo các ghi chép lịch sử, bánh xe được ‘phát minh’ ở Mesopotamia cổ đại, khoảng năm 3500 TCN và có thể sớm nhất là 4000 TCN. Tuy nhiên, bánh xe lâu đời nhất và lớn nhất trên Trái Đất đã được phát hiện vào năm 2002 tại Slovenia. Bánh xe có niên đại khoảng 5.300 năm với kích thước lớn nhất từng được ghi nhận.

Trong những cuốn sách lịch sử, bánh xe đã được ghi nhận phát minh vào thời kỳ đồ đá mới và có thể phát sinh cùng với một số tiến bộ công nghệ khác đã khởi đầu cho thời đại đồ đồng.

Những mô tả lâu đời nhất về bánh xe có trong các tài liệu cổ xưa ở thành phố Ur (có từ năm 3500 trước Công nguyên), ở Iraq ngày nay, nhưng không có nguyên mẫu nào được tìm thấy ở đó. Chỉ biết rằng, từ đó người ta tin rằng sáng chế này đã lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới.




Tuy nhiên, vào năm 2002, một phát hiện đã làm các nhà khảo cổ người Slovenia từ Viện Khảo cổ học Ljubljana phải nhìn nhận lại những gì vốn đã tin tưởng bấy lâu.

Theo đó, một bánh xe lớn và lâu đời nhất được phát hiện tại Slovenia với niên đại vào khoảng 5.100 đến 5.350 năm tuổi và người ta gọi nó là Ljubljana Marshes.

Bánh xe Ljubljana Marshes (Ảnh: Wikimedia Commons)

Người ta tin rằng những người đầu tiên định cư ở khu vực này vào 9.000 năm trước; họ đã xây dựng nhà ở tạm thời trên những tảng đá bị cô lập trong đầm lầy và sống bằng cách săn bắn và hái lượm.

Việc phát hiện ra các bánh xe độc đáo này làm phát sinh hai câu hỏi lớn:

Thứ nhất, phải chăng bánh xe không phải được phát minh bởi người Sumer, mà bởi một nền văn hóa cổ đại ở châu Âu, hay bánh xe xuất hiện cùng một lúc, trên hai địa điểm hoàn toàn biệt lập?




Nền văn minh Sumer được cho là cội nguồn của rất nhiều các phát minh quan trọng 

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy bánh xe và trục quay được chế tạo cực kỳ tiên tiến. Theo các chuyên gia, các trục được gắn vào các bánh xe với nêm gỗ sồi, có nghĩa là trục quay cùng với các bánh xe. Con người 5000 năm trước tại sao có thể tạo ra được một thiết bị tiên tiến như vậy?

Trục bánh xe được chế tạo rất tiên tiến (Ảnh: Mazej Igor)

Thoạt nghe có vẻ vô lý, nhưng thực ra vấn đề này không quá khó lý giải. Chúng ta thường nghĩ rằng, con người thời xưa kém văn minh, lạc hậu nhưng kì thực có rất nhiều phát hiện khảo cổ cho thấy họ sở hữu những năng lực thậm chí vượt trội so với con người ngày nay.

Chẳng hạn, vào năm 1972, một nhà máy ở Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, thuộc Cộng hòa Gabon ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của mình, người ta đã phát hiện rằng quặng uranium đã được chiết luyện.

Họ phát hiện vị trí gốc là một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến quy mô lớn đã ra đời cách đây 1.8 tỷ năm và đã vận hành trong khoảng 500.000 năm.




Một công nhân đứng cạnh một dải quặng uranium đã cạn kiệt, tại Oklo, Gabon. (Ảnh: NASA)

Các nhà khoa học đã tập hợp để tiến hành điều tra, nhiều người cho rằng đây là một điều kỳ diệu, nhưng là một hiện tượng tự nhiên.

Tiến sỹ Glenn T. Seaborg là cựu lãnh đạo của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ và giành Giải Nobel cho lĩnh vực tổng hợp các nguyên tố nặng. Ông đã giải thích rằng đây không phải hiện tượng tự nhiên, mà một lò phản ứng hạt nhân nhân tạo.

Đối với uranium, để ‘’đốt cháy” trong một lò phản ứng, cần phải có các điều kiện rất nghiêm ngặt.

Thứ nhất, nước phải cực kỳ tinh khiết. Tinh khiết hơn nước trong tự nhiên rất nhiều lần. Cần có U-235 để xảy ra phản ứng phân hạch. Nó là một đồng vị được tìm thấy tự nhiên trong uranium. Theo nhiều chuyên gia trong kỹ thuật lò phản ứng, uranium ở Oklo không thể đủ giàu U-235 để phản ứng diễn ra tự nhiên.




Một hình vẽ khắc trên đá có niên đại 30.000 năm mô tả một người đang sử dụng kính thiên văn (Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)

Hơn nữa, có vẻ như lò phản ứng này tiên tiến hơn bất kỳ thứ gì chúng ta có thể xây dựng ngày nay. Nó dài nhiều km và tác động nhiệt đến môi trường xung quanh của nó bị giới hạn trong chỉ 40m ở tất các các mặt. Các chất thải phóng xạ vẫn được giới hạn trong các yếu tố địa chất xung quanh và không lọt ra ngoài khu mỏ này.

Chúng ta luôn nghĩ rằng Galileo Galilei đã phát minh ra kính thiên văn vào năm 1609, vậy ai là người đã phát minh ra kính thiên văn vào thời điểm 30.000 năm trước?


Còn rất nhiều những hiện tượng khó lý giải giống như trên cho thấy một thực tế là đã có rất nhiều các nền văn minh từng tồn tại trên Trái Đất trong quá khứ. Họ cũng bắt đầu phát triển từ nguyên sơ, nhưng cho đến khi đạt được các thành tựu tiên tiến, đạo đức suy thoái và họ tiến đến diệt vong. Chỉ một số ít người còn sót lại, xây dựng lại từ đầu và bắt đầu một chu kì văn minh mới. Do vậy, nếu chúng ta vẫn luôn bảo thủ với các nhận thức thiên kiến, không chịu tiếp nhận những kiến thức, khám phá mới thì không bao giờ có thể lý giải được những điều chân chính của lịch sử.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *