Mở hộp gỗ 3340 năm tuổi trong lăng mộ Vua Tutankhamun, giới khảo cổ kinh ngạc

Các nhà khoa học  bất ngờ phát hiện thấy nhiều chi tiết nhỏ của các tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ Syria trong lăng một vua Tutankhamun của Ai Cập sau một thế kỉ đã trôi qua khi các nhà chức trách mở kho báu của vị  vua này. 

Năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã tìm thấy trong mộ vua Tutankhamun của Ai Cập một chiếc hộp bằng gỗ nhưng ông không thể mở ra được. Mới đây, chiếc hộp có niên đại 3340 năm tuổi được mở ra. Người ta phát hiện khoảng 100 mảnh vỡ từ những vật trang trí bao cung tên, yên cương ngựa tìm thấy được cho là có xuất xứ từ những nơi khác biệt hoàn toàn so với văn hóa Ai Cập cổ đại. Lẫn trong số các mảnh vỡ là hình ảnh con người săn thú và dê ở cạnh cái cây của cuộc đời. Tất cả hiện vật đều được cho là có xuất xứ từ vương quốc Levant, ngày nay là nước Syria.

Các di vật tìm thấy trong những chiếc hộp giống như những thứ được tìm thấy năm 1922 bởi nhà khảo cổ người Anh Howard Carter. Ảnh dẫn theo Terrae Antiqvae




Giáo sư Peter Pfalzner thuộc Đại học Tubingen, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi giả định rằng các hình mẫu trang trí này được người dân ở Mesopotamia phát triển rồi truyền bá sang vùng Địa Trung Hải và Ai Cập thông qua Syria. Điều đó tiếp tục cho thấy vai trò của nước Syria cổ đại là nơi giao thoa của các nền văn hóa cổ đại ở thời kỳ đồ đồng”. 
Những di vật bằng vàng được phát hiện khi mở những chiếc hộp có vẻ như được tìm thấy vào năm 1922. Khi đó, người ta chỉ chụp ảnh rồi đóng chúng vào trong hộp để rồi lãng quên gần một thế kỷ.

Hình ảnh trên các di vật là cảnh săn bắt thú, ảnh dê… là những thứ không có trong văn hóa Ai Cập mà đến từ Levant, ngày nay là Syria. Ảnh dẫn theo Pikabu

Sau bốn năm làm việc vất vả, cuối cùng các nhân viên bảo tàng Ai Cập ở Cairo đã hoàn thành việc lắp ghép các mảnh vỡ thành những vật trang trí hoàn chỉnh. Quá trình lắp ghép giúp người ta thực hiện nhiều phát hiện có giá trị. Giáo sư Pfalzner và các cộng sự đã nghiên cứu, và phân loại các di vật theo nhiều hạng mục. Và họ đi đến thống nhất là các hình mẫu trang trí này có nguồn gốc từ vương quốc Levant ở Trung Đông.




Các hiện vật này có lẽ đã được vận chuyển từ nơi cách Cairo ngày nay đến 400 dặm (645 km) băng qua đại dương và sa mạc. Được biết là người Ai Cập không xây đường trong vương quốc của họ vì họ chủ yếu di chuyển trên dòng sông Nile. Hầu hết các thành phố lớn đều nằm dọc bên bờ sông Nile nên cư dân Ai Cập là những người rất thành thạo trong nghề đóng thuyền và định hướng di chuyển trên sông.

Người ta cho rằng các đồ vật được vận chuyển hàng trăm dặm để đặt vào trong mộ của Tutankhamen ở Thung lũng các vị Vua. Ảnh dẫn theo Apxeo

Ban đầu người Ai Cập đóng thuyền dài và mỏng từ gỗ cây papyrus để di chuyển. Dần dần người ta bổ sung thêm mái chèo và buồm cho thuyền nhưng hầu hết những con thuyền lớn được làm bằng gỗ acacia của Ai Cập hay gỗ cedar nhập từ Li-băng. Mái chèo được đặt trong những hốc lồi ở giữa thân thuyền cùng bánh lái to được đặt ở cuối thuyền.

Người Ai Cập cổ đại thường dùng thuyền để chở hàng hóa và di chuyển trên sông Nile. Ảnh dẫn theo baocon.net




Người Ai Cập sử dụng thuyền đi dọc sông Nile cũng như chở hàng hóa đến khu vực biển Địa Trung Hải. Người ta cũng dùng thuyền để vận chuyển các tảng đá nặng đến 500 tấn đến các công trường xây dựng kim tự tháp.
Giờ thì các hiện vật sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm đặc biệt ở Bảo tàng Ai Cập. Giáo sư Pfalzner nói rằng: “Các hiện vật với hình mẫu tương tự cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ hoàng gia ở Qatna, Syria. Ở đó nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện một ngôi mộ còn nguyên vào năm 2002. Ngôi mộ có niên đại khoảng năm 1340 TCN tức là lớn hơn mộ vua Tutankhamun của Ai Cập (năm 1323 TCN)”.

Các di vật tìm được sẽ được trưng bày ở bảo tàng Ai Cập. Ảnh dẫn theo Daily Mail

Giáo sư Pfalzner cho biết thêm: “Phát hiện đó định hướng cho nghiên cứu về các di vật cổ Ai Cập. Giờ thì chúng tôi cần giải mã lý do tại sao các di vật bằng vàng lại được chôn cất cùng vị vua Ai Cập. Có lẽ phân tích hóa học sẽ dẫn giải lý do”.




“Kết quả cho thấy các đồ vật chạm nổi bằng vàng được làm theo hình mẫu của Ai Cập cổ đại còn những đồ vật khác được làm ra với nhiều nét không giống nền văn hóa Ai Cập. Không hẳn là những đồ vật đó được nhập khẩu về Ai Cập bới có rất nhiều xưởng chế tác ở Ai Cập cổ đại với nhiều phong cách khách nhau. Và có lẽ một xưởng theo phong cách Cận Đông đã chế tạo những di vật này”. 

Các di vật không chỉ cho thấy sự khéo léo của người thợ Ai Cập mà còn mở đường cho nhiều nghiên cứu về nơi an nghỉ của King Tut. Ảnh dẫn theo Kienthuc

Cuối cùng thì sau gần một thế kỷ được phát hiện, các nhà khoa học đã hoàn thành việc phân tích các di vật từ một trong những di chỉ khảo cổ hoàn thiện nhất được tìm thấy ở Ai Cập. Nhưng các nhà khoa học còn rất nhiều việc phải làm để giải thích vì sao những văn vật không có trong văn hóa của người Ai Cập lại xuất hiện trong lăng mộ của vua Tutankhamen.





Vài nét về Thung lũng các vị Vua, nơi phát hiện mộ vua Tutankhamun
Thung lũng các vị Vua ở vùng thượng Ai Cập là một trong những nơi rất thu hát khách du lịch, chỉ sau khu di tích kim tự tháp Giza. Phần lớn các pharaoh của vương triều trị vì từ năm 1550 đến 1069 trước công nguyên đều được chôn cất trong các ngôi mộ được đào sâu vào trong núi đá ở đây.

Thung lũng các nhà Vua hiện là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhất Ai Cập. Ảnh dẫn theo Dailymail

Nổi tiếng nhất là khu mộ vua Tutankhamen được phát hiện năm 1922. Đây là một trong những di tích khảo cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *