Các nhà bảo tồn bất ngờ phát hiện hình ảnh nữ hoàng Scotland trong khi tiến hành nghiên cứu một bức chân dung có từ thế kỷ 16.
Theo Iflscience, phát hiện được thực hiện trong quá trình các chuyên gia của phòng trưng bày Quốc gia Scotland và Viện Nghệ thuật Courtauld ở London tiến hành chụp ảnh bằng tia X trên bức họa vẽ Sir John Maitland của Thirlestane.
Bức họa được hoàn thành bởi nghệ sĩ người Hà Lan Adrian Vanson năm 1589 và tới đây sẽ được trưng bày lại ở một buổi triển lãm tại Phòng trưng bày Quốc gia Scotland.
Bức họa Sir John Maitland của lâu đài Thirlestane vẽ bởi nghệ sĩ người Hà Lan Adrian Vanson năm 1589 (Ảnh: Iflscience)
Tia X quang có thể đi xuyên qua các lớp sơn nhưng bị chặn bởi các chất màu có chứa các kim loại nặng như chì. Và do đó, nhà bảo tồn, Tiến sĩ Caroline Rae, trong khi quét bức tranh đã nhận thấy một số đường nét màu trắng phía sau chân dung, tiết lộ một nét phác hoạ giống như ma của một người phụ nữ.
Tiến sĩ Rae tin rằng nét vẽ đó mô tả Mary Stuart, hay Mary, Nữ hoàng Scotland như cô được biết đến, dựa trên sự tương đồng với những bức tranh khác của vị nữ hoàng này.
Hình chụp X – quang cho thấy bóng dáng một người phụ nữ phía sau (Ảnh: Iflscience)
Mary, Nữ hoàng Scotland là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Năm 1567, người chồng thứ hai của cô là Lord Darnley đã chết ở vườn Kirk o ‘Field ở Edinburgh, không xa Bảo tàng Quốc gia Scotland. Vụ tai tiếng này dẫn đến việc Mary buộc phải bỏ trốn, bị anh em họ Elizabeth I giam giữ tại Anh. Sau bà tham gia một cuộc chính biến nhằm giành lại ngai vàng, và cuối cùng bị chặt đầu vào năm 1587 vì tội phản quốc.
Dường như nghệ sĩ Vanson đã quyết định bỏ phôi bức tranh của ông sau vụ bê bối này để chọn một nhân vật ít điều tiếng hơn là Sir John Maitland.
Bức họa chân dung Mary Stuart vẽ bởi François Clouet, năm 1560 (Ảnh: Wikipedia)
David Taylor, Nhà bảo trợ các bức họa và tác phẩm điêu khắc của Vanson cho biết: “bức chân dung Sir John Maitland của Vanson là một bức tranh quan trọng trong bộ sưu tập National Trust và sự khám phá đáng chú ý về bức chân dung chưa hoàn thành của nữ hoàng Scotland Mary là thật sự ấn tượng. Nó cho thấy các bức chân dung của nữ hoàng đã được sao chép và có thể được trưng bày ở Scotland trong khoảng thời gian bà còn đang chấp chính”.
Tiến sĩ Caroline Rae nói thêm: “Việc khám phá bức chân dung ẩn của Mary, Nữ hoàng Scotland là một sự mặc khải thú vị, không chỉ vì nó đem đến cho chúng ta những kiến thức mới về hình họa chân dung hay các mẫu hoa hồng được sử dụng vào thế kỷ 16, mà còn giúp khai sáng sự hiểu biết của chúng ta về Adrian Vanson, một nghệ sỹ người Hà Lan đã tới đến Jacobean Scotland để tìm kiếm một cuộc sống mới và nhanh chóng trở thành ông hoàng của các họa sĩ đương thời”.
Nguồn: ĐKN