108 – con số bí ẩn và quyền lực, mang ý nghĩa đa chiều xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa, tín ngưỡng xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Đặc biệt, đây là con số linh thiêng trong nhiều tôn giáo và truyền thống văn hóa phương Đông.
Văn hóa cổ xưa
Trong một nghi lễ của Thiên Địa Hội – một trong những tổ chức cổ xưa và bí mật nhất ở Trung Quốc, người ta dùng đến 108 cái cây hay 108 cây tre đỏ.
Theo cuốn “Hành Tinh thứ 12” của tác giả Z. Sitchin, vị vua người Sumer tên Gudea của thành Lagash từng xây dựng một ngôi đền thờ thần Ningirsu. Ông đã thuê 216.000 nhân công. Không chỉ vậy, bữa ăn của ông thường bao gồm 108 món khác nhau.
Số 108 là căn bản của tạo hóa, tượng trưng cho vũ trụ và cái trọn vẹn trong sự tồn tại của chúng ta. Số 1 biểu thị cho Thần tính, số 0 cho hư không và số 8 là con số của sự vô tận (trong toán học: ∞).
Trong văn hóa Ấn Độ, con số 108 có một vai trò rất quan trọng. Tiếng Phạn có 54 kí tự mỗi ký tự có cách dùng riêng cho hai loại Shiva (từ giống đực) và Shakti (từ giống cái), khi nhân 54 với 2, tích thu được chính là số 108.
Toán học, thiên văn học và khoa học thân thể người
Thần học cũng cho biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời gấp 108 lần đường kính Mặt Trời, còn khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng gấp 108 lần đường kính Mặt Trăng. Đường kính Mặt Trời lại gấp 108 lần đường kính của Trái Đất. Điều sau này được chứng minh với các số liệu khoa học.
Tổng các chữ số của số 108 đúng bằng 9. Nếu lấy một số (nguyên dương) bất kì nhân với 9 rồi cộng tất cả các chữ số của kết quả lại với nhau, chúng ta sẽ thu được 9!
9 x 2 = 18 (1 + 8 = 9)
36 x 9 = 324 (3 + 2 + 4 = 9)
285 x 9 = 2565 (2 + 5 + 6 + 5 = 18 = 1 + 8 = 9)
Cơ thể người có 108 huyệt vị.
Các góc trong của ngũ giác đều có số đo 108 độ.
Quỹ đạo Mặt Trăng có 27 ngày, theo 4 hướng đông tây nam bắc (hoặc cấu thành từ 4 thành tố đất, nước, lửa, không khí). Tích của 27 và 4 là 108.
Tín ngưỡng
Chuỗi tràng hạt cổ xưa của các tăng nhân Tây Tạng – “mala” gồm 108 hạt để đếm số lần tụng niệm trong nghi lễ thiền định hàng ngày.
Mala – Tibetan Prayer Beads , the original Sanskrit word for the prayer beads used for counting mantra recitationsChuỗi tràng hạt cổ xưa của các tăng nhân Tây Tạng – “mala” gồm 108 hạt. (Ảnh: Internet)
Một bản sao cuốn kinh thư “Gandjour” nổi tiếng của Tây Tạng gồm 108 chương trình bày các học thuyết về Phật Pháp.
Phần lớn những lễ nghi tại Ấn Độ có liên hệ chặt chẽ với con số này. Con số 108 mang ý nghĩa uyên thâm trong Phật giáo. Những bậc hiền triết chuyên nghiên cứu thiên văn và toán học xem 108 là một con số thần kì, gắn liền với sự hoàn mỹ và thành công.
Vào đêm giao thừa ở Nhật Bản, tại các chùa Phật giáo, người ta đánh chuông 108 lần, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới. Mỗi tiếng chuông tượng trưng cho một trong 108 cám dỗ nơi cõi trần mà con người phải vượt qua trước khi về cõi Niết Bàn.
Bảo tháp Bodnath – một trong những ngôi tháp lớn nhất thế giới nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Kathmandu, Nepal, được thiết kế với 108 hình tượng Phật.
Bảo tháp Bodnath (Ảnh: Internet)
Hình tượng Phật trong bảo tháp Bodnath. (Ảnh: Internet)
Công trình vòng tròn tượng đài cự thạch Stonehenge ở hạt Wiltshire, Anh là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất thế giới. Công trình vòng tròn này có đường kính 108 feet (33 mét).
Vòng tròn đá Stonehenge ở Anh. (Ảnh: Internet)
Ở bên kia thế giới tại châu Á, cụ thể tại Phnom Bakheng (một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom) là đền thờ cổ xưa, một công trình mang tính biểu tượng cho núi Tu-di. Ngôi đền này được bao xung quanh bởi 108 tòa tháp.
Đền thờ Phnom Bakheng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Internet)
Ngôi đền tháp ở trung tâm. (Ảnh: Internet)
Theo nhà điều tra Jean Filliozat, một chuyên gia người Pháp trong lĩnh vực vũ trụ học và thiên văn học Ấn Độ, ngôi đền này có một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đền thờ được thiết kế nằm trên một mặt đáy hình chữ nhật, phân thành năm tầng và phần đỉnh được bao quanh bởi 5 tòa tháp chính.
Một trăm lẻ bốn tòa tháp nhỏ hơn phân bố trong bốn tầng còn lại, các vị trí được sắp xếp đối xứng hoàn hảo, và chỉ có thể quan sát được 33 tòa tháp dù từ bất cứ hướng nào. Ba mươi ba là số vị Thần ngụ ở Núi Tu-di.
Đền tháp ở trung tâm được bao xung quanh bởi 108 tòa tháp khác. Đền tháp ở trung tâm tượng trưng cho trục của thế giới, và 108 đền tháp nhỏ hơn ở xung quanh đại diện cho 4 pha Mặt Trăng, mỗi pha 27 ngày. Bảy tầng của tượng đài tượng trưng cho bảy tầng trời và mỗi tầng bậc có 12 tòa tháp ứng với chu kỳ 12 năm của Sao Mộc.
Còn rất nhiều rất nhiều các mối liên kết bí ẩn khác với số 108 quyền năng. Đây là sợi dây kết nối thế giới cổ xưa với thế giới hiện đại. Bạn có cho rằng những mối liên kết này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Rõ ràng vũ trụ đang được sắp đặt theo một quy luật bí ẩn, và 108 chỉ là 1 mắt xích gợi ý trong bí ẩn to lớn mà giới khoa học chưa thể tìm hiểu được, nhưng lại được các nhà Thần học cổ xưa phát hiện ra từ rất lâu.
Chú thích: Núi Tu-di là một ngọn núi thiêng với năm đỉnh, được đề cập trong vũ trụ học của Phật giáo và Thần học; và được xem như là trung tâm của tất cả các vũ trụ thuộc vật lý, siêu hình và tinh thần, với nhiều tài liệu cổ nói rằng, “Mặt Trời cùng với các hành tinh bay vòng quanh ngọn núi.” (Nguồn: wikipedia)
Nguồn: ĐKN