Khám phá kho báu quý giá của thủ lĩnh nông dân Trung Quốc thời nhà Minh

Câu chuyện cổ về Trương Hiếu Trung và kho báu của ông chìm dưới lòng sông, diễn ra vào thời nhà Minh (1368-1644) là một truyền thuyết có thật.

Truyền thuyết hàng trăm năm trước kể rằng, có một kho báu lớn thuộc về thủ lĩnh nông dân Trung Quốc bị chìm dưới đáy một con sông.




Hơn 10 000 báu vật bằng vàng và bạc chìm dưới đáy một con sông ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc hơn 300 năm trước đây đã được tìm thấy. (Ảnh : Tân Hoa Xã/Li He)

Các nhà khảo cổ học xác nhận rằng họ đã tìm lại được hơn 10 000 báu vật bằng vàng và bạc từ đáy sông Dân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Truyền thuyết kể rằng vào năm 1646, nhà lãnh đạo nông dân Zhang Xianzhong đã bị đánh bại bởi những người lính nhà Minh trong khi cố gắng chuyển kho báu của mình sang phía nam. Khoảng 1.000 chiếc thuyền chở tiền và các vật có giá trị đã bị chìm vào cuộc giao tranh.




Wang Wei, một nhà khảo cổ Trung Quốc nói: “Các vật báu được phát hiện là những bằng chứng trực tiếp và có sức hút nhất trong việc xác định khu vực nơi trận chiến từng diễn ra.”

Bên trái: thỏi vàng, bên phải: đồng xu bằng vàng (Ảnh: Tân Hoa Xã/Li He)

Ông Gao Dalun, giám đốc Viện nghiên cứu di vật và khảo cổ học tỉnh Tứ Xuyên cho biết: “Các vật được tìm thấy bao gồm một lượng lớn vàng, bạc, đồng, đồ trang sức và vũ khí sắt như thanh kiếm, dao và giáo.




Các nhà khảo cổ học cho biết một số chữ và hình khắc trên đồ vàng và bạc vẫn còn rõ ràng, và các mẫu khắc nổi trên đồ trang sức cho thấy sự khéo léo tinh tế của các thợ thủ công xưa. Một số vật phẩm có giá trị đã được tìm thấy ở đây vào năm 2005 khi các công nhân xây dựng phát hiện ra bảy thỏi bạc trên bờ sông, Tân Hoa Xã net viết.

Sau khi nghiên cứu các vật phẩm này, năm 2010, chính quyền địa phương đã tuyên bố khu vực này là khu vực được bảo vệ, tuy nhiên một cuộc khai quật toàn diện vấp phải sự cản trở từ các chuyên gia tranh cãi về sự tồn tại của những “con thuyền huyền thoại bị đắm.”




Các thỏi bạc – được khai quật trong một cuộc khai quật khảo cổ ở quận Bành Sơn thuộc thành phố Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên của Tây Nam TQ. (Ảnh: Tân Hoa Xã / Li He)

Công việc của các nhà khảo cổ cũng bị cản trở bởi những thợ săn kho báu. Những người này lặn xuống sông để tìm kiếm và ăn cắp kho báu được chôn giấu trong nhiều năm.
Cảnh sát địa phương tiến hành một cuộc điều tra kéo dài một năm vào năm 2015, bắt giữ 31 kẻ tình nghi và tịch thu hàng ngàn đồng xu vàng và bạc và thỏi cũng như một lượng lớn thiết bị lặn.

Lẽ đương nhiên, thật khó mà ngăn chặn được các vụ tấn công và cướp vật phẩm từ các khu vực chứa kho báu. Cách duy nhất các nhà khảo cổ học có thể làm là bắt đầu ngay lập tức việc khai quật trong khu vực.




Nhóm làm việc sử dụng một số máy bơm nước cả ngày lẫn đêm để thoát nước từ khu vực. Vào giữa tháng 3, một khu vực rộng 10.000 mét vuông đã được khai quật. Hàng trăm mét của lòng sông hiện ra sau khi các nhà khảo cổ học đào sâu xuống năm mét, đó là nơi kho báu được tìm thấy.


“Các vật phẩm này rất có giá trị đối với khoa học, lịch sử và nghệ thuật. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đời sống chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội của nhà Minh “, Li Boqian, nhà khảo cổ học của Đại học Bắc Kinh, cho biết.

Các nhà khảo cổ học nói rằng cuộc khai quật sẽ kéo dài cho đến tháng 4, và họ hy vọng sẽ khai quật được nhiều thứ hơn.




Những phát hiện có giá trị sẽ được bảo quản trong một viện bảo tàng gần khu vực khám phá.

Nhiều truyền thuyết là câu chuyện kể lịch sử hay dựa trên một phần sự thật lịch sử như vậy không phải là hiếm gặp. Nhưng có lẽ vì bụi thời gian phủ mờ mà chúng ta cho rằng nó chỉ là trí tưởng tượng của con người.




Nguồn: ĐKN

Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *