Phải chăng Cổng Mặt Trời nói riêng cùng quần thể di tích Tiwanaku là sản phẩm của một nền văn minh tiền sử?
Cổng Mặt Trời nằm trong quần thể di chỉ đá Puma Punku thuộc di tích Tiwanaku – một thành phố cổ xưa và bí ẩn. Các nhà khoa học cho rằng nơi đây từng là trung tâm của một đế quốc rộng lớn. Đây là địa điểm khảo cổ lâu đời gồm năm kiến trúc chính, bao gồm các kim tự tháp Akapana và đền thờ Kalasasaya. Nhờ quần thể công trình này, người ta có thể tính toán được ngày tháng và các mùa trong năm.
Quần thể di tích Tiwanaku tại Bolivia (Ảnh: Anakin~commonswiki, Wikimedia)
Cổng Mặt Trời do một tảng nham thạch cực lớn trên núi tạo thành một cách hoàn chỉnh: cao 3,1 mét, rộng 3,96m và nặng hơn 10 tấn. Sở dĩ người ta gọi nó là Cổng Mặt Trời vì vào ngày 21 tháng 9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa tảng đá này.
Đứng trước Cổng Mặt Trời, người ta luôn đặt câu hỏi: “Cư dân của thành Phố Tiwanaku cổ đại sao phải kiến tạo cửa đá lớn như vậy?”
Xét từ điểm tia nắng Mặt Trời đầu tiên xuyên qua Cổng Mặt Trời và tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cổng Mặt Trời tiết thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cổng Mặt Trời đều có liên quan đến lịch pháp.
Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào? Người Tiwanaku làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết thu phân với vị trí của Cổng Mặt Trời ?
Cổng Mặt Trời khi mới được phát hiện (Ảnh: Arthur Posnansky, Wikimedia)
Trong cuốn “Hiện tượng ngẫu nhiên của Tiwanaku”, hai nhà khoa học Bellermi và Aluan đã nghiên cứu tỉ mỉ các đồ án và ký hiệu của Cổng Mặt Trời . Họ cho rằng, phía trên của Cổng Mặt Trời đã ghi lại số lượng lớn kiến thức thiên văn, sớm nhất và vào 2700 năm về trước, mà những tri thức này được tạo nên trên cơ sở Trái đất là hình tròn. Điều này một lần nữa làm cho mọi người đặt câu hỏi: “Ở người Tiwanaku tiền sử lẽ nào đã tồn tại một nền văn minh đạt đến trình độ cao như vậy?”
Khi khảo sát Cổng Mặt Trời , học giả Hanke người Anh đã phát hiện thấy trên mi Cổng Mặt Trời còn khắc những hình động vật thời kì tiền sử kỳ dị không ngờ tới. Loại động vật này có hình thể khỏe khắn, bốn chân hơi thô, dường như nó là dường như nó là loài tạp giao giữa hà mã và trâu.
Trong giới động vật ngày nay, dường như từ lâu đã không tồn tại loài động vật nào giống như vậy. Nhưng các nhà sinh vật cổ vừa nhìn thấy chúng đã nhận ra ngay loại động vật hình thù chậm chạp trong hình vẽ là thú răng hở – một loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng.
Những hình ảnh được chạm khắc trên Cổng Mặt Trời (Ảnh: Arthur Posnansky, Wikimedia)
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: Thú răng hở sống từ 1.600.000 đến 12.000 năm trước, có lẽ nó là động vật thuộc loại lưỡng cư, có tập tính sinh hoạt giống hà mã ngày nay. Nó là loài động vật có móng phổ biến nhất ở đại lục châu Mỹ đương thời. Loài động vật này dài khoảng 2,8m; cao 1,4m; có 3 ngón chân giống trâu nhưng lại thấp và không có sừng, giữa răng cửa có kẽ hở lớn, do vậy được gọi là thú răng hở. Nhưng nó sớm bị tuyệt chủng từ 12.000 năm trước. Ngày nay, những hiểu biết của con người có được về loài động vật này là từ các hóa thạch đã được phát hiện.
Vậy, tại sao loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng lại được vẽ trên Cổng Mặt Trời ? Có hơn 47 chỗ trên mi Cổng Mặt Trời đều điêu khắc hình tượng của thú răng hở. Loài động vật xấu xí này không chỉ xuất hiện trên Cổng Mặt Trời mà còn thấy chúng vẽ ở bất kỳ nơi nào trên các mảnh gốm vỡ cùng thời đại, trên một vài tác phẩm điêu khắc vẫn còn có hình thể hoàn chỉnh của nó.
Cổng Mặt Trời nhìn từ phía sau (Ảnh: tripadvisor.com)
Thực ra, các hình vẽ động vật cổ đại trên Cổng Mặt Trời và Feijin chỉ có một loài thú răng hở. Trên các hình vẽ ở Cổng Mặt Trời còn có một loài động vật mọc ngà và mũi dài như voi. Ngày nay, loài voi lớn ở Nam Mỹ đã bị diệt chủng. Nhưng theo các tài liệu nghiên cứu, ở thời tiền sử, châu Nam Mỹ đã từng tồn tại một loài động vật giống như loài voi có tên khoa học là Juxiak.
Chúng thuộc loài động vật mũi dài, sinh sống đông nhất ở khu vực Tiwanaku, đoạn phía Nam mạch núi Altis. Nhưng loài động vật này cũng sớm bị tiệt chủng từ khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên.
Loài động vật đã bị tiệt chủng từ khoảng hơn một vạn năm trước, nhiều lần xuất hiện ở Thành cổ Tiwanaku thể hiện điều gì? Nó chỉ có thể chứng minh những người đầu tiên xây dựng thành Tiwanaku thường nhìn thấy loài động vật này, loài voi thực sự chứ không phải căn cứ vào trí tưởng tượng để vẽ nên các hình thú răng hở trên Cổng Mặt Trời . Do vậy, chúng ta có thể đưa ra phán đoán, niên đại xây dựng thành Tiwanaku và Cổng Mặt Trời không thể muộn hơn từ cuối thời kỳ canh tân đến trước 1 vạn năm trước Công nguyên.
Nhưng Kim Tự Tháp Ai cập được xây dựng khoảng 2.600 năm trước Công nguyên. Trong khi đó, nền văn minh Sumer sớm được công nhận nhất trên Thế giới cũng chỉ bắt đầu từ 3.300 năm trước Công nguyên. Lịch sử loài người di cư đến châu Mỹ được dự tính khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên mà thời gian đến châu Mỹ lại càng muộn hơn. Vậy 12.000 năm trước, ai là người xây dựng nên thành Tiwanaku hùng vĩ và Cổng Mặt trời vô cùng kỳ diệu đó, trong khi thế giới đương thời vẫn trong cảnh mông muội tối tăm?
Cổng Mặt Trời sau khi được trùng tu (Ảnh: Mhwater, Wikimedia)
Không chỉ Cổng Mặt Trời, công nghệ chế tác đá ở khu vực đền Tiwanaku đều đạt đến trình độ rất cao.
Công trình nổi tiếng nhất của Tiwanaku là quần thể đền Kalasasaya, được bao quanh bởi một bức tường thành bằng đá hình chữ nhật có diện tích khoảng 128,74m x 118,26m và chỉ có một cổng vào. Rải rác trong khu đền là các khối đá hình chữ nhật và các cột đá được trang trí với các đường chạm khắc.
Cổng vào khu quần thể đền Kalasasaya tại Tiwanaku, có bậc chỉ làm từ một phiến đá nguyên khối dài đến 10m (ảnh: mygola.com)
Ấn tượng nhất là bức tường bao quanh Kalasasaya được làm từ các phiến đá sa thạch đỏ, có phiến nặng đến 130 tấn.
Bức tường bao quanh ngôi đền Kalasasaya (ảnh: ảnh gốc của Dennis Jarvis/ CC-AT-SA)
Quan sát kỹ hơn các công trình của Tiwanaku cho thấy một trình độ kỹ thuật hết sức cao nằm trong quá trình xây dựng các công trình đá ở đây: Nhiều khối đá chữ nhật được cắt với cạnh góc vuông hoàn hảo. Khi được ráp với nhau, chúng tạo thành các liên kết khít tới nỗi một tờ giấy hay một cây kim cũng không thể len vào giữa. Các bức tường còn nguyên vẹn cho thấy cạnh của chúng song song tuyệt đối với mặt đất.
Góc vuông hoàn hảo của các khối đá (ảnh: youtube)
Liên kết giữa hai khối đá khít đến nỗi cây kim hay tờ bìa mỏng cũng không thể len vào được (ảnh: youtube)
Cạnh của các bức tường còn nguyên song song tuyệt đối với mặt đất (ảnh: youtube)
Cần phải lưu ý rằng toàn bộ các khối đá ở Puma Punku được làm từ 2 loại đá chính: đá granite và đá diorite, độ cứng của chúng chỉ thua kim cương. Điều này làm người ta liên tưởng đến công nghệ chế tác bằng tia laser mà con người hiện đại mới bắt đầu từ sử dụng từ cuối thế kỷ 20.
Các rãnh khắc và lỗ khoan trên các phiến đá thể hiện sự đồng đều tuyệt đối (ảnh qua tinhhoa.net)
Các nhà nghiên cứu về xây dựng còn cho rằng, xét về độ phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao của công trình, các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại quá đơn giản so với di chỉ ở Puma Punku.
Kỹ thuật chế tạo đá tại Puma Punka thể hiện ở một trình độ rất cao (ảnh qua tinhhoa.net)
Những nền văn minh tiền sử đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có những nền văn minh có trình độ khoa học kỹ thuật rất cao, con người hiện đại không thể đạt đến trình độ phát triển đó được. Các nhà khoa học cho biết, một nền văn minh có thể hoàn toàn biến mất sau 5 – 10 nghìn năm, những gì còn sót lại sau khoảng thời gian đó là rất ít, chủ yếu là đá và các hóa thạch. Phải chăng Cổng Mặt Trời nói riêng cùng quần thể di tích Tiwanaku là sản phẩm của một nền văn minh tiền sử?
Dựa vào phân tích ở trên ta có thể nhận định rằng nền văn minh này có nền khoa học – kỹ thuật đã đạt đến trình độ rất cao, việc xây dựng đã sử dụng tới các thiết bị cơ khí chính xác. Sau đó vì một lí do nào đó, có thể là biến đổi khí hậu, động đất,… đã khiến nền văn minh này bị hủy diệt. Sau đó vài nghìn năm, các dấu tích của nền văn minh này biến mất, chỉ còn các di tích đá. Thêm vài nghìn năm nữa, trên mảnh đất đó xuất hiện cư dân mới, đó là người Tiwanaku và họ chỉ đơn giản là kế thừa các di tích đá và Cổng Mặt Trời.
Nguồn: ĐKN