Người lùn thành Shahdad bôi bùn lên cửa nhà, rồi rời đi và không bao giờ quay trở lại. Tại sao họ làm vậy? Liệu có bao giờ chúng ta có thể biết được không?
Chào mừng đến thành phố Makhunik, nhà của chủng người tí hon, hay theo cách gọi ngày nay, Thành phố của Người lùn.
Câu chuyện về Makhunik gợi lên hình ảnh ‘Thành phố Liliput’, như được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Jonathan Swift, Gulliver du ký hay thậm chí thế giới của chủng người Hobbit trong loạt tiểu thuyết được chuyển thể thành phim Chúa tể những chiến nhẫn của J. R. R. Tolkien.
Tuy nhiên, câu chuyện trên không phải là điều giả tưởng, mà là một khám phá khảo cổ cực kỳ hấp dẫn.
Hình minh họa đảo Lilliput, vùng đất của người lùn, trong cuốn “Gulliver du ký” ấn bản năm 1860. (Ảnh: Alamy)
Makhunik là một thành phố cổ của Iran nằm bên trong thành phố Shahdad, tỉnh Kerman, nơi chủng người lùn cư ngụ cách đây 5.000 năm trước. Nó được gọi là Shahr-e Kotouleha (Thành phố của Người lùn).
Theo Nhật báo Iran, “không ai nghĩ một nền văn minh cổ đại có thể tồn tại ở sa mạc này cho đến năm 1946.
Toàn cảnh Thành phố của Người lùn Makhunik ở Iran. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, theo sau nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Địa lý thuộc Đại học Tehran vào năm 1946, người ta đã phát hiện được nhiều mảnh đồ gốm ở Shahdad, bằng chứng của một nền văn minh từng phát triển thịnh vượng tại hoang mạc Lut.
Dựa trên tầm quan trọng của vấn đề này, một nhóm các nhà khảo cổ học đã ghé thăm khu vực và tiến hành các nghiên cứu, từ đó phát hiện ra các nền văn minh tiền sử (từ cuối thiên niên kỷ 4 TCN – đầu thiên niên kỷ 3 TCN).
Nhiều cuộc khai quật đã được tiến hành tại khu vực trong giai đoạn 1948-56. Trong tám giai đoạn khai quật, người ta đã phát hiện được nhiều nghĩa trang từ thiên niên kỷ 2 và 3 TCN, các lò luyện đồng, cùng vô số di vật bằng gốm, bằng đồng ở đây.
Khu vực cổ đại của thành Shahdad trải dài hơn 60 km trong lòng hoang mạc Lut.
Trong thành có nhiều cửa hàng, khu dân cư và nghĩa trang. Kết quả nghiên cứu khảo cổ trong khu dân cư được mệnh danh Thành phố của Người lùn này hé lộ sự tồn tại của các khu dân cư nhỏ hơn trực thuộc, nơi sinh sống của thợ kim hoàn, thợ thủ công và nông phu. Hơn 800 ngôi mộ cổ đã được khai quật.
Các cuộc khảo sát tại Thành phố của Người lùn tiết lộ cư dân nơi đây đã di tản khỏi khu vực do hạn hán vào 5.000 năm trước và chưa bao giờ quay trở lại. Mir-Abedin Kaboli, người giám sát các cuộc khai quật khảo cổ tại Shahdad, nói, “Theo sau các cuộc khai quật mới nhất, chúng tôi nhận thấy cư dân thành Shahdad đã bỏ lại nhà rất nhiều tài sản cá nhân rồi đắp bùn lên cánh cửa.
Ông nhận định điều này cho thấy họ ôm giữ hy vọng quay trở lại vào một ngày trong tương lai.
Theo ông, nguyên nhân người Shahdad rời đi là do hạn hán.
Một điểm đáng lưu ý về Shahdad là lối kiến trúc có phần kỳ lạ của nhà cửa, ngõ phố và trang thiết bị.
Các bức tường, trần nhà, lò sưởi và tất cả trang thiết bị khác chỉ có thể được sử dụng bởi người lùn.
Các bức tường, trần nhà, lò sưởi và tất cả trang thiết bị khác ở đây chỉ có thể được sử dụng bởi người lùn. (Ảnh: Internet)
Dãy tường thành cổ khá thấp so với cơ thể con người ngày nay. (Ảnh: Internet)
Hai ngôi nhà điển hình tại Thành phố của Người lùn Makhunik. Chú ý kích thước cửa ra vào. (Ảnh: Internet)
Cửa vào một ngôi nhà khác trong thành phố. (Ảnh: Internet)
Sau vụ khám phá Thành phố của Người lùn ở Shahdad và câu chuyện về những người sống ở đó, tin đồn rộ lên về việc phát hiện được một di thể người lùn.
Có người đã phát hiện được một xác ướp người lùn với chiều cao 25 cm. Dân buôn lậu muốn bán nó với mức giá 80 tỷ Rial Iran (tương đương khoảng 2,5 triệu USD) ở Đức.
Thông tin về vụ bắt giữ hai tay buôn lậu và việc tìm thấy một xác ướp kỳ lạ đã lan truyền nhanh chóng khắp tỉnh Kerman. Sau đó, Ban Di sản Văn hóa tỉnh Kerman và cảnh sát đã phối hợp để xác định tình trạng của xác ướp, được báo cáo thuộc về một người 17 tuổi”.
Xác ướp người lùn tìm được. Qua khám nghiệm, người này 17 tuổi, nhưng chỉ cao 25 cm. (Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Một người trưởng thành 17 tuổi cao 25 cm; đây quả là một điều thú vị!
Sự tích về chủng người tí hon vẫn luôn là một phần trong kho tàng truyện dân gian của rất nhiều nền văn hóa.
Di thể thực tại của người tí hon đã được báo cáo ở nhiều nơi, ví như ở miền tây nước Mỹ, đặc biệt ở bang Montana và Wyoming. Vậy vì cớ gì chủng người này không thể tồn tại ở Iran cổ đại (xứ Ba Tư cổ kính)?
5.000 năm đã trôi qua kể từ khi tộc người lùn rời thành phố, một bộ phận rộng lớn của khu định cư thời tiền sử này hiện nằm chôn vùi trong lòng đất và cuộc di tản của tộc người lùn thành Shahdad vẫn bị bao phủ trong một tấm màn bí ẩn.
Nguồn: ĐKN – Theo Message to Eagle.