Ai Cập: Tìm thấy lăng mộ thần thoại của Thần C.h.ế.t Osiris

Một ngôi mộ thờ phụng thần chết Osiris của người Ai Cập cổ đại đã được tìm thấy trong Thung lũng của giới Quý tộc (cũng được gọi là Lăng mộ của giới Quý tộc) ở thành phố Luxor, Ai Cập. Dự án khảo cổ Min đã công bố phát hiện này vào ngày 1/1 vừa qua, liên kết với Bộ Quản lý các di tích cổ.

(Ảnh: Paolo Bondielli/ Dự án Min)

Cấu trúc của lăng mộ này trùng khớp với các miêu tả về lăng mộ thần Osiris trong truyền thuyết Ai Cập và được nhìn nhận là một phiên bản khá chân thật. Người ta cho rằng nó có niên đại từ triều đại thứ 25 (760–656 TCN) hoặc triều đại thứ 26 (672–525 TCN). Các lăng mộ khác từ thời kỳ này đã được phát hiện với các đặc điểm tương tự với lăng mộ trong truyền thuyết.

Một lăng mộ được tìm thấy trong các cuộc khai quật thuộc giai đoạn 1902–1903, được biết đến là Osireion, cũng có điểm tương đồng với lăng mộ của thần Osiris được miêu tả trong truyền thuyết. Lăng Osireion được xây dựng dưới giai đoạn trị vì của pharaong Seti I, vào khoảng 1294–1279 TCN.

Trong khu lăng mộ mới được phát hiện gần đây, bức tượng thần Osiris được đặt ở trung tâm lăng mộ. Bức tượng được đặt trong một nhà nguyện mái vòm, và đằng trước nó là một cái trục hạ xuống khoảng 9m đến một căn phòng khác. Bên trong căn phòng này có một cái trục khác kéo dài 6m nữa xuống phần sâu nhất của lăng mộ, theo Tạp chí Luxor. Một đại sảnh được chống đỡ bởi 5 cột trụ.

Mộ của Osiris nằm biệt lập trên một khu vực kiểu hòn đảo, được nâng lên cao hơn các phần khác của căn phòng. Trong thần thoại Ai Cập, thần Osiris cai trị âm phủ sau khi bị người em họ Set sát hại. Set giết Osiris để độc chiếm ngai vàng. Vợ Osiris, Isis, đã làm ông sống lại đủ lâu để giúp bà thụ thai để họ có thể có một đứa trẻ phục thù cho cha vào một ngày nào đó. Trong một số phiên bản của truyền thuyết, Isis đã phải đi tìm các bộ phận cơ thể của Osiris, vốn đã bị Set thả rải rác khắp nơi, để giúp ông trở lại nguyên dạng.


Đứa trẻ được thụ thai trong quá trình phục sinh ngắn ngủi của Osiris tên là Horus, thường được miêu tả với cái đầu đại bàng. Horus sau đó đã thách đấu Set và giành chiến thắng. Các vị thần phán rằng không ai có thể đoạt lấy ngai vàng bằng hành vi sát hại, nên họ đã phủ nhận hành vi xưng vương của Set.

Lăng mộ Osiris là một phần của quần thể phức hợp lớn hơn đã được khai quật trong hai giai đoạn và sẽ bước sang giai đoạn kế tiếp thứ ba vào mùa thu tới.
Osiris, Thần Chết của Ai Cập, trên tay cầm quyền trượng dưới dạng một cây gậy có móc và một cái néo.

Nguồn: ĐKN – Theo Tara MacIsaac, Epoch Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *