Trong bộ kinh Niết Bàn của Đại Tạng Kinh Phật giáo có một thiên là “Kinh Phật Thuyết Pháp Diệt Tận”, ghi lại những lời tiên tri về những gì sẽ xảy ra sau khi Phật Thích Ca nhập niết bàn.
Lúc bấy giờ, Phật Thích Ca Mâu Ni sống ở Vương quốc Câu Di Na Kiệt của Ấn Độ cổ đại, vô số tín đồ vây quanh Đức Phật. Tuy nhiên, mặc cho chúng sinh không ngừng cầu xin, chắp tay cúi lạy, Ngài vẫn tĩnh lặng không cất lời, “không hiển quang minh”.
Thời điểm đó, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ và thuyết giảng Phật Pháp dưới cội Bồ đề được 49 năm, các đệ tử của Ngài từ lâu đã quen được nghe Ngài giảng và cũng đã quen việc khi Đức Phật giảng Pháp sẽ hiển hiện ra Phật quang.
Các tượng Phật được người đời sau tạo dựng ở trong chùa đều có vòng sáng bao phủ toàn thân, đó là biểu hiện cho hình tượng sáng ngời của Phật.
A Nan, một trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, bối rối không hiểu vì sao Đức Phật không cất lời, nên đã hỏi Ngài nguyên do. Ban đầu, Đức Phật im lặng và không trả lời, sau ba lần, Đức Phật cuối cùng khai thị nội dung của “Kinh Phật Thuyết Pháp Diệt Tận”. Những lời khai thị của Ngài đã khiến tứ bộ đệ tử (tứ bộ chúng) sau khi nghe kinh cảm thấy vô cùng “bi thương và sầu muộn”.
Phật Thích Ca đã nói gì với A Nan và các tín đồ lúc đó?
Ngài nói rõ với A Nan cùng các đệ tử và tín đồ có mặt rằng bao nhiêu năm sau khi ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ mạt pháp, thì Phật Pháp mà Ngài truyền sẽ bị hoại diệt. Là một giác giả đại trí đại huệ, cũng như các nhà tiên tri khác trong lịch sử, Phật Thích Ca biết rất rõ ràng vận mệnh Pháp mà Ngài truyền dạy.
Bao nhiêu năm sau khi ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ mạt pháp, thì Phật Pháp mà Ngài truyền sẽ bị hoại diệt. (Ảnh: Wikipedia – CC BY 2.0)
Ngài gọi xã hội loài người lúc đó là “ngũ nghịch trọc thế” và “ma đạo hưng thịnh”. Lúc này “ma sẽ trà trộn vào làm tín đồ để phá hoại, làm loạn Đạo của ta”. Nghĩa là ma chuyển thế xuất gia vào trong chùa chuyên để phá hoại Pháp của Ngài. Nó phá hoại như thế nào?
“Vận xiêm y thế tục, thích áo cà sa ngũ sắc. Uống rượu ăn thịt sát sinh tham mùi vị, không có từ tâm lại càng sinh lòng đố kỵ ghen ghét lẫn nhau”.
“Những vị “Bồ Tát, Bích Chi, La Hán” vẫn tu trì theo Pháp và tín phụng Pháp của Đức Phật sẽ bị ‘ma cải trang hòa thượng’ ‘vu khống, phỉ báng cực ác, ép buộc đuổi đi’. Trong chùa bọn chúng không tu đạo đức, chùa miếu bị bỏ hoang không được phục tu mà bị phá hủy. Chúng tham tài vật, chỉ tích cóp mà không chia sẻ làm công đức. Buôn bán nô lệ, canh tác, trồng trọt. Đốt rừng làm tổn thương muôn loài, không có tâm từ bi. Những kẻ nô tài làm hòa thượng, làm ni cô. Không có đạo đức, dâm dật hỗn loạn, nam nữ không theo giới quy”.
Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết rằng khiến Đạo bị nhạt phai đi đều là do bọn này: “Những kẻ khoác áo cà sa ở bên trong làm loạn Pháp, hoặc dựa vào Pháp của ta trốn tránh quan truy bắt, cầu làm tín đồ mà không tu giới luật. Mặc dù đầu tháng, giữa tháng cũng mang danh tụng kinh, trai giới, nhưng chán nản, lười biếng, không muốn nghe. Kinh không tụng tập, hoặc cắt trước bỏ sau không muốn tụng hết. Có người đọc hết thì không biết nghĩa câu chữ, xảo biện coi lý giải của mình là đúng, mà không muốn tham vấn hỏi những người cao minh. Kẻ kiêu căng cầu danh, hư hiển tỏ vẻ cao thượng mong người khác cung phụng”.
Kết cục của những kẻ làm bại hoại Phật Pháp là gì?
Phật Thích Ca cũng đưa ra dự ngôn. Những người này “sau khi chết vong linh bị đọa vào địa ngục, trong ngũ nghịch tội, làm ngạ quỷ, súc sinh trong vô số kiếp như cát sông Hằng, sau khi chịu hết tội lỗi thì chuyển sinh ở những tiểu quốc xa xôi, nơi không có Tam Bảo”.
Những người này “sau khi chết vong linh bị đọa vào địa ngục…(Ảnh miền công cộng)
Tới lúc đó xã hội nhân loại sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng gì?
Thứ nhất, khí hậu bất thường, thiên tai nhân họa thường xuyên xảy ra: “Lũ lụt và hạn hán bất thường, ngũ cốc không chín, và dịch bệnh tràn lan khiến nhiều người bị chết”.
Thứ hai, đạo đức xã hội phổ biến suy bại: “Người dân cần cù vất vả, quan lại mưu tính vơ vét, hà khắc. Không thuận theo đạo lý, chỉ nghĩ đến hưởng lạc và mê loạn. Kẻ ác nhiều như cát sông cát biển, người thiện rất ít chỉ có một vài người”.
Thứ ba, thời gian trở nên nhanh hơn và tuổi thọ của con người ngắn lại: “Kiếp đến tận cùng nên tháng ngày trở nên ngắn ngủi, tuổi thọ con người rút ngắn, bốn mươi tuổi đã đầu bạc. Đàn ông dâm dật, cạn kiệt tinh lực, chết yểu hoặc chỉ thọ 60. Đàn ông thọ đoản, đàn bà thọ trường 70, 80, 90 hay 100 tuổi. Lũ lụt bất ngờ ập tới, không có thời gia cố định. Thế nhân không còn chánh tín, do đó cho là chuyện thường”.
Thứ tư, “chúng sinh hỗn tạp không phân giàu nghèo, vùng vẫy trôi nổi, chìm ngập trong nước lũ lụt, bị cá ba ba gặm thịt”
Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã mô tả cụ thể về quá trình Pháp mà Ngài truyền dạy bị hủy diệt. Ngài nói rằng trước khi Pháp mà Ngài truyền bị phá hủy hoàn toàn, nó sẽ giống như ngọn đèn tắt, và sẽ có một đoạn hồi quang phản chiếu: “Khi Phật Pháp của ta bị diệt vong, nó giống như ngọn đèn dầu. Khi sắp tàn, ngọn đèn càng sáng hơn, sau đó tắt ngấm”.
“Khi Pháp của ta bị diệt, nó giống như ngọn đèn”. Quá trình hủy diệt cụ thể là: ” Kinh Thủ Lăng Nghiêm”, “Kinh Bát Châu Tam Muội” trước tiên bị thay đổi sau đó bị diệt mất. Mười hai bộ kinh sau khi tìm kiếm được lại bị diệt mất. Tất cả đều không xuất hiện lại, thậm chí văn tự cũng không có. Chiếc áo cà sa vàng tự nhiên chuyển sang màu trắng”.
Đức Phật kế vị Đức Phật Thích Ca hạ thế độ nhân là ai?
Điều tích cực nhất là Ngài tiên đoán rằng sẽ có vị giác giả mới hạ thế truyền Pháp độ nhân. (Ảnh: Shutterstock)
Trong số những khai thị quan trọng của Đức Thích Ca, điều tích cực nhất là Ngài tiên đoán rằng sẽ có vị giác giả mới hạ thế truyền Pháp độ nhân. Đức Phật kế vị Đức Phật Thích Ca hạ thế độ nhân là ai? Sau khi Phật giáo diệt vong, bĩ cực thái lai, ‘Phật di Lặc đang ở thế gian’.
Sau đó, “thiên hạ thái bình, độc khí tiêu trừ. Mưa thuận hòa cho ngũ cốc sinh sôi. Cây cối lớn lên rất cao và con người cao tới 8 trượng (24m). Tất cả đều sống thọ 84.000 tuổi. Chúng sinh được cứu độ không tính nổi”. Xã hội loài người sẽ có một khởi đầu mới tươi sáng. Một kỷ nguyên mới sẽ lại bắt đầu.”
Qua những đoạn văn không toàn vẹn trên những mô tả và bản dịch khó bảo đảm được tính chính xác hoàn toàn, nhưng liệu có bao nhiêu tiên đoán sáng suốt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ đã, đang và sẽ xảy ra?
Nguồn : Vandieuhay/Secretchina