Rùng rợn tục chôn sống người để trấn yểm ở Trung Quốc thời cổ

Theo quan niệm của người Hán xưa, việc chôn người sống kết hợp với các nghi thức, bùa chú đặc biệt sẽ khiến ngôi mộ trở nên bất khả xâm phạm. Điều này thường được thực hiện với những mộ chứa nhiều vật quý.

chanyem1

Tục tuẫn táng – chôn người sống cùng với người chết – là một trong những tục lệ đáng sợ nhất của người Hán thời xưa. Phong tục này xuất phát từ niềm tin rằng những gì được chôn cùng người chết sẽ thuộc về sở hữu của người này ở thế giới bên kia.

chanyem2

Từ đức tin ấy, khi các vua chúa, quý tộc người Hán quá đời, họ thường chôn theo các nô tì để có người hầu hạ, bảo vệ ở thế giới bên kia. Đặc biệt, tục tuẫn táng có liên hệ mật thiết với thuật trấn yếm của các đạo sĩ.




chanyem3

Theo đó, việc chôn người sống kết hợp với các nghi thức, bùa chú đặc biệt sẽ khiến ngôi mộ trở nên bất khả xâm phạm. Điều này thường được thực hiện với những mộ chứa nhiều vật quý.

chanyem4

Theo các nhà sử học, có ba phương thức tuẫn táng chính được áp dụng. Phương pháp đầu tiên là cưỡng ép. Nạn nhân bị trói tay, bịt đầu, đưa vào một quan tài rồi bị thả xuống nơi chôn người chết. Sau đó, người ở bên trên sẽ bắt đầu lấp đất, trực tiếp chôn sống họ.


chanyem5

Phương thức thứ hai bớt tàn nhẫn hơn, đó là ban chết trước khi chôn, áp dụng trong hoàng cung. Phi tần, cung nữ sẽ được ban rượu độc, dải lụa trắng hoặc dao để tự kết liễu trước khi bị chôn cùng vua chúa.




chanyem6

Phương thức cuối cùng cũng thường được áp dụng với vua chúa. Sau khi vua chết, phi tần, nô tỳ và có khi là cả người xây lăng tẩm cho vua sẽ ngay lập tức bị nhốt lại trong hầm của lăng, không được cung cấp thức ăn, nước uống và chết dần trong hầm mộ tập thể này.

chanyem7

Đến thời vua Minh Anh Tông, tục tuẫn táng được hủy bỏ vì quá tàn nhẫn. Dù vậy, trong dân gian tục này vẫn còn được thực hiện ở nhiều vùng của Trung Quốc cho đến tận thế kỷ 19…
Nguồn: Kienthuc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *