Được biết đến với danh xưng “Tây thái hậu”, “Lão phật gia”, Từ Hy thái hậu được đánh giá là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi qua đời, bà được truy phong Thụy hiệu “Hiếu Khâm Từ Hy Thụy Hữu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hy Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng Thái hậu”, với lễ tang được tổ chức long trọng nhất trong lịch sử dành cho 1 Hoàng hậu.
Từ Hy thái hậu.
Thống trị Trung Hoa trong gần nửa thế kỷ, mặc dù không phải hoàng đế, nhưng quyền hành trong suốt ba đời vua đều bị bà thao túng trong tay, vương quan đại thần trong triều thấy thế lại càng thêm khiếp sợ.
Cũng chính bởi quyền uy vượt trên thiên tử, lăng mộ của Từ Hy thái hậu còn lớn hơn lăng tẩm của chồng là vua Hàm Phong và con trai Đồng Trị.
Những vật bồi táng theo bà hoàng này có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị lớn tới không thể ước tính.
Cùng với những hành động để lại tiếng xấu ngàn đời, lăng mộ xa xỉ của Từ Hy càng làm cho tên tuổi của bà “lẫy lừng” hậu thế.
Chính sử Thanh triều có ghi, suốt đời Từ Hy thái hậu có thu vui là sưu tập trân kỳ dị bảo.
Trong mục “Ghi chép lại đại sử năm thái hoàng thái hậu băng hà” có viết: “Lúc sinh thời, Từ Hy thường xuyên đem cất giấu báu vật vào hầm bí mật.”
Chân dung Từ Hy Thái hậu
Kho báu không tưởng trong mộ thất Từ Hy
Trong bộ “Ái Nguyệt Hiên bút ký” của Lý Liên Anh – thái giám tâm phúc của Từ Hy – và người cháu là đồng tác giả có ghi chép rõ ràng về chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ xa hoa của “lão phật gia”.
Từ Hy sinh thời vốn ham mê châu báu ngọc ngà, khi qua đời còn được mai táng theo số trân kỳ dị bảo có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc.
Tính sơ trong đó có 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.
Địa cung bên trong Lăng Từ Hy Thái hậu.
Khi khâm liệm, Thái hậu mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc, dưới chân gác lên chiếc ấn ngọc chạm khắc hình hoa sen.
Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.
Trong đó, một viên trân châu đã có giá 10 triệu – 20 triệu lượng.
Chiếc mũ phụng được Từ Hy đội khi mai táng cũng là trân bảo “có một không hai” trên thế gian. Trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, có giá trị lên tới 10 triệu lượng bạc.
Trên thi hài bà còn được phủ một chiếc chăn có gắn trân châu thành hình hoa mẫu đơn. Vòng tay chôn theo bà cũng là một chuổi các viên kim cương chạm khắc thành hoa cúc và mang vàng ghép lại.
Bên phải thi hài đặt một chậu san hô tạo tác từ ngọc với hai màu xanh – đỏ, trên ngọn còn có một con chim bói cá. Ngoài ra còn có vô số đá quý khác được chạm khắc thành hình hoa quả như đào, lê, mận,…
Chưa dừng lại ở đó, bên trong lăng mỗ còn tìm thấy 8 con chiến mã làm từ ngọc, 18 vị La Hán làm từ ngọc. Số châu ngọc này phải lên tới hơn 700 món.
“Trân châu phụng quán” của Từ Hy
Tương truyền rằng, sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch.
Riêng số châu báu “điền vào chỗ trống” này đã đáng giá 130.000 lượng bạc trắng.
Qua những di vật bên trong quan tài, có thể thấy Từ Hy đặc biệt có niềm say mê đối với phỉ thúy.
Bên cạnh hồng ngọc, vàng bạc, trong lăng tẩm của Từ Hy thái hậu còn có 27 bức tượng phỉ thúy tạc hình Phật. Hai bên dưới chân đều có hai viên phỉ thúy có màu dưa hấu. Ngoài ra còn có hai viên phỉ thúy trắng xanh, bên trong có màu vàng mật ong.
Bắp cải bằng ngọc phỉ thúy trong mộ Từ Hy Thái hậu
Trong “Nội Vụ Phủ sổ sách” của hoàng cung cũng đánh giá: Những “trung châu bảo ngọc” được khâm liệm nhập quan cùng Tư Hy thái hậu, bất kể về số lượng hay chủng loại đều khiến người ta kinh ngạc.
Có thể ví lăng tẩm của vị “lão phật gia” này giống như một “châu bảo ngọc khí bách khoa toàn thư” (bách khoa toàn thư về những thứ châu báu quý giá).
Những vật phẩm làm từ khoáng thạch quý giá như phỉ thúy, chân trâu, kim cương, vốn dĩ đã khó kiếm, chưa nói đến giá trị của nó khi được tạo tác đều vô cùng khéo léo, tỉ mẩn, độc nhất vô nhị.
Tuy nhiên, một số giả thiết cho rằng số lượng lớn trong đó là đồ mà các hoàng thân quốc thích, vương công đại thần dâng tặng. Xét về giá trị, mỗi món đồ trong quan tài Từ Hy đều là những bảo vật vô giá.
Lăng mộ bị cướp
Vào năm 1928, lăng mộ của “Tây Thái hậu” đã bị kẻ trộm đột nhập và lấy đi một lượng không nhỏ những trân bảo mai táng.
Khi đó, quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng là Tôn Điện Anh đóng quân ở huyện Kế, tỉnh Hà Bắc (nay trực thuộc thành phố Thiên Tân), cách Đông Lăng không xa.
Đoàn quân này đã ngang nhiên cho công binh đột nhập mộ thất, phả tan cửa vào cùng những bức tường khảm kim cương.
Cây san hô đỏ điêu khắc bằng ngọc
Sau khi thành công xâm nhập mộ đạo, đoàn binh này tiếp tục đục khoét cửa đá phía sau mộ thất, cậy nắp quan tài, trộm đi một số lượng lớn các trân kỳ dị bảo.
Thông tin về việc Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng đã khiến cho toàn Trung Quốc không khỏi phẫn nộ. Liên tiếp có nhiều lá thư điện tín gửi tới tay Quốc dân đảng yêu cầu nghiêm phạt hành vi xâm hại văn hóa này.
Để đối phó với áp lực từ phía dư luận, Tưởng Giới Thạch đã buộc phải yêu cầu đưa thi thể Từ Hy cùng số trâu báu trở lại quan tài trong Đông Lăng. Tuy nhiên kẻ cầm đầu vụ trộm – Tôn Điện Anh – lại hoàn toàn thoát tội bằng nhiều cách.
Đống đổ nát ở Lăng Từ Hy sau khi bị Tôn Điện Anh “đạo mộ”
Viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy Thái hậu
Trên danh nghĩa là “phục hồi nguyên trạng” mộ thất của Từ Hy thái hậu, nhưng những trân kỳ dị bảo được an táng của bà đã “không cánh mà bay”. Nguyên nhân là do Tôn Điện Anh dùng nhật báu phẩm này để “chạy tội”.
Tôn Điện Anh tặng cho Tưởng Giới Thạch thanh Cửu Long bảo kiếm của Càn Long hoàng đế và nhiều bức thư họa quý giá.
Chưa dừng lại ở đó, hắn còn tặng cho Tống Tử Văn – cha vợ Tưởng Giới Thạch – viên phỉ thúy màu dưa hấu được lấy từ bên trong quan tài Từ Hy.
Đặc biệt, viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy đã bị tên này đem tặng cho Tống Mỹ Linh – vợ Tưởng Giới Thạch.
Quan tài bên trong địa cung Lăng Từ Hy
Tống Mỹ Linh thậm chí đã dùng viên minh châu quý hiếm ấy đã đính trên giày của mình. Sau này binh biến nổ ra, viên dạ minh chây này cũng bị thất lạc.
Theo sử sách, việc Thái hậu Từ Hy được an táng cùng một viên dạ minh châu trong miệng là có thật. Viên dạ minh châu này hình cầu, có khối lượng khoảng 787.28 carat (hơn 157 gram).
Vào năm 1908, viên dạ minh châu này đã được định giá là 10,8 triệu lượng bạc, tương đương với 810 triệu NDT hiện nay (hơn 2.855 tỷ VNĐ).
Dạ minh châu.
Bí ẩn lai lịch dạ minh châu
Theo nhiều nguồn khảo cứu, có khả năng viên dạ minh châu đã thất lạc này chính là viên “Kim cương của Đại đế Mogul” lừng danh.
“Kim cương của Mogul” xuất hiện đầu tiên ở miền nam Ấn Độ.
Vào năm 1657, nhà nước Hồi giáo Mogul của Ấn Độ chinh phục được hai tiểu vương quốc và thống nhất miền nam Ấn Độ. Những viên dạ minh châu đó được phát hiện đã xuất hiện trong cung điện mang kiến trúc Mogul từ thời điểm này.
Tuy nhiên những năm chính biến sau đó, cùng với sự sụp đổ của vương triều Mogul, loại đá quý bí ẩn này cũng biến mất.
Mặc dù một nhà chuyên nghiên cứu đá quý người Pháp Niamey Tahoua đã khẳng định vào năm 1665 rằng trong một cung điện Mogul còn tồn tại vời thời điểm đó, có viên “đại kim cương Mogul” còn quý giá hơn nhiều.
Tuy nhiên trên thực tế, đó chỉ là loại đá mô phỏng theo “Kim cương của hoàng đế Mogul”. Viên dạ minh châu cuối cùng này chỉ còn tồn tại ở Afghanistan.
Vào năm 1760 dưới thời vua Càn Long, nhà vua đã cho quân đàn áp các cuộc nổi loạn tại biên giới, “Viên kim cương của hoàng đế Mogul” đã đến Trung Hoa vào thời điểm đó.
Sau này nó được cống nạp đến tay Từ Hy thái hậu và trở thành vật theo chân bà đến suối vàng.
Nguồn: Xã Luận