Phát hiện hóa thạch 400 triệu năm có thể thay đổi “lịch sử tiến hóa”

Các nhà khoa học cho biết, hóa thạch hơn 400 triệu năm tuổi này có thể hé lộ những thông tin giá trị về lịch sử tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.
Gần đây, tạp chí khoa học Current Biology đã công bố thông tin về mẫu hóa thạch 400 triệu năm tuổi của một loài thực vật đã tuyệt chủng được khai quật tại Canada (Mỹ). Theo như các chuyên gia, phát hiện này có thể giúp giới khoa học đào sâu hơn về lịch sử tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét khoảng 30 mảnh đá tìm thấy từ vùng địa chất Campbellton thuộc tỉnh bang New Brunswick, Canada. Loài cây cổ đại này nhiều khả năng thuộc họ thực vật mang tên khoa học là herbaceous barinophytes, sinh sống vào khoảng thời gian rêu phủ trên mặt đất và trước khi rừng rậm xuất hiện.




Tác giả của nghiên cứu này, Andrew Leslie chia sẻ: “Các loài cây dị hợp thường xuất hiện một cách rất đột ngột và riêng biệt trong các ghi chép hóa thạch. Vì vậy nên chúng tôi nghĩ rằng phát hiện này có thể là bằng chứng về một giai đoạn chuyển hóa hiếm hoi trong lịch sử, cho chúng ta thấy mức độ biến đổi cao giữa các bào tử trong cấu trúc sinh sản của sinh vật.”

hoathach1

Một mẫu hóa thạch cho thấy cấu trúc sinh sản của loài thực vật cổ đại với các túi bào tử hình elip hiện lên rõ rệt




Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng loài cây này sản sinh bào tử với kích thước đường kính vào khoảng từ 70 đến 200 micrômét, tương đương với một hoặc hai sợi tóc. Andrew Leslie bình luận: “Rất hiếm khi ta có được số lượng lớn các túi bào tử, với những bào tử được bảo quản nguyên vẹn, thuận tiện cho việc đo đạc đến như vậy. Chúng tôi đã rất may mắn.”


Hóa thạch mới được phát hiện này có tuổi đời lớn hơn so với bằng chứng về sinh học sinh sản lâu đời nhất trong thực vật tận 20 triệu năm. Andrew Leslie giải thích: “Kiểu hóa thạch như thế này giúp chúng ta nắm bắt mốc thời gian và cách thức chính xác mà các loài thực vật phát triển khả năng phân chia tài nguyên sinh sản của mình”.




Theo ông, loài sinh vật cổ đại này không giống với bất kỳ sinh vật nào khác đang tồn tại trên Trái Đất. Nhà nghiên cứu này cho biết: “Việc sinh sản của thực vật trên cạn là một quá trình có sự phát triển trong việc phân chia chức năng, sự chuyên môn hóa và độ phức tạp. Tuy nhiên, quá trình này cần có một thời điểm xuất phát nhất định, được đánh dấu bởi hiện tượng cây sản sinh ra bào tử với kích thước tăng dần. Những mẫu hóa thạch như thế này sẽ giúp chúng ta xác định được phương thức mà cây cối hình thành khả năng sinh sản đó”.
Nguồn: VTV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *