Ông Ramon Artagaveytia sinh vào ngày 14/7/1840 tại Montevideo, Uruguay. Ông là con trai của ông Ramon Fermin Artagaveytia và bà Maria Josefa Marcisa Gomez y Calvo.
Gia đình của Ramon có truyền thống đi biển qua nhiều thế hệ (kiểu ngư dân sinh sống nhờ biển). Theo ghi chép, trước khi mất, ông nội của Ramon đã để lại cho cha ông những lời căn dặn như sau:
“Biết cách sử dụng nó, các con sẽ không bao giờ lo bị đói cả. Tổ tiên của chúng ta đã luôn sống sót nhờ biển cả. Đây là định mệnh của con, hãy theo nó đến cùng!”
Vào ngày 24/12/1871 Ramon đã sống sót sau vụ chìm tàu America gần bờ biển Punta Espinillo, Uruguay. Báo chí đã đưa tin America đã cố đua với một con tàu khác vào bến cảng Montevideo. Áp suất cao lên nồi hơi của tàu đã dẫn đến một vụ cháy. Khi ấy tàu có 114 khoang hạng nhất, 20 khoang hạng nhì và 30 khoang phổ thông. Chỉ có 65 hành khách sống sót trong tai nạn ấy. Ramon đã nhảy xuống biển và bơi thoát đi. Nhiều hành khách bị bỏng nặng, và biến cố này đã để lại một nỗi ám ảnh cho Ramon- về biển, và về những con tàu.
Năm 1905 ông tiếp quản trang trại ở Garamini, Argentina. Năm 1912, ông đến đến Châu Âu thăm cháu trai – cũng là tổng lãnh sự Uruguay tại Berlin. Sau đó ông dự định đến Mỹ trước khi trở vể Argentina.
Vào ngày 9/2/1912, 2 tháng trước chuyến đi định mệnh trên con tàu Titanic, ông viết thư gửi đến người em họ Enrique Artagaveytia, trong thư thể hiện mong ước của ông về 1 chuyến đi bình an.
“Cuối cùng thì anh cũng sẽ đi tàu lại, và anh có thể ngủ yên giấc rồi. Vụ chìm tàu America thật khủng khiếp. Những cơn ác mộng luôn tra tấn anh. Kể cả trong những chuyến đi bình yên nhất, những cơn ác mộng luôn đánh thức anh dậy vào nửa đêm. “Cháy, cháy, cháy….” những âm thanh ấy cứ vang vọng. Sau đó anh thấy mình đứng trên thành tàu chuẩn bị nhảy xuống với chiếc áo phao trên người…”
Cũng trong lá thư ấy, ông bày tỏ niềm tin vào hệ thống liên lạc mới: kĩ thuật vô tuyến điện báo không dây (wireless telegraph).
‘”Hệ thống liên lạc mới này thật sự đáng tin cậy Enrique à. Khi tàu America chìm ngay trước bờ biển Montevideo, chẳng ai thấy được tín hiệu đèn yêu cầu giúp đỡ cả. Những người thấy tụi anh từ con tàu Villa del Salto cũng không hồi đáp lại tín hiệu đèn ấy. Với hệ thống mới, chuyện này sẽ không xảy ra nữa. Chúng ta có thể liên lạc ngay lập tức với cả thế giới.”
Ông đặt vé tàu Titanic tại Cherbourg (vé số hiệu PC 17609, giá 49 bảng Anh) vào ngày 10/4/1912. Số phòng của ông vẫn còn là một bí ẩn, khi người ta không thể tìm ra nó trong bảng danh sách phòng được tìm thấy trong túi áo của Steward Herbert Cave – người được tìm thấy xác sau đó.
Vào cái đêm định mệnh ấy, Artagaveytia đang đứng quan sát trên boong tàu cùng 2 hành khác người Uruguay, ông Francisco M. Carrau và cháu trai Jose Pedro Carrau. Theo lời kể lại của Julian Padroy Manent, 1 hành khách khoang hạng nhì (và là người sống sót), 3 người đàn ông đã cười khi ông quá quan trọng hoá tình hình. Khi Julian nói mình chuẩn bị rời tàu, Artagaveytia và 2 chú cháu đã cười và nói rằng thật ngu ngốc khi xuống phao cứu hộ, và anh có thể bị cảm lạnh ấy.
Nhưng có một lời kể khác (trái ngược hoàn toàn với cái trên khi mô tả về 2 chú cháu Carrau) của Elmer Zebley Taylor , một hành khách khoang hạng nhất:
“Trên đường đến boong tàu, có 2 người đàn ông đang dựa vào lan can, và nhìn bọn họ sợ chết khiếp. Chúng tôi (Taylor và vợ Juliet) đã được giới thiệu làm quen với họ bởi 1 người bạn tại ga Waterloo. Họ đến từ Buenos Aires, Argentina. Họ không thể nói tiếng Anh, chúng tôi cũng không thể nói tiếng Tây Ban Nha được. Chúng tôi gặp nhau rất thường xuyên, mỗi người đều nói tiếng của nước mình, cười và chào tạm biệt, không ai hiểu người kia đang nói gì. Trong tình cảnh ấy, chúng tôi vẫn làm như thói quen, đến bắt tay và nói với họ mọi chuyện đều ổn, không có nguy hiểm gì đâu, cười và tiếp tục đi tiếp. Nỗi sợ hãi trên khuôn mặt họ sẽ theo tôi đến cuối cuộc đời. Những người không có niềm tin vào “pháo đài không thể chìm được” này, hẳn họ đã rất sợ hãi trong tình cảnh đó.
Taylor cùng vợ mình sau đó đã lên thuyền cứu hộ 5 và sống sót, nhấn mạnh rằng chú cháu nhà Carrau không hề đùa. Trông họ sợ chết khiếp cơ mà – khác với phiên bản kể lại của Padro y Manent.
Artagaveytia và 2 chú cháu đã mất tích trong vụ chìm tàu ấy. 1 tuần sau đó, xác của Artagaveytia được kéo lên từ biển Bắc Đại Tây Dương bởi tàu cứu hộ MacKay-Bennett.
Nguồn: Giaoducthoidai