Vài mẩu chuyện vui về “Vua hề Sáclô”, nghệ sĩ điện ảnh vĩ đại Charlie Chaplin.

Có thể nhiều bạn trẻ chưa biết hoặc rất ít biết về Charlie Chaplin. Ông thuộc lớp nghệ sĩ điện ảnh đầu tiên của thế giới khi ngành nghệ thuật (vẫn thường gọi là “Nghệ thuật thứ 7”) này còn trong giai đoạn phôi thai ở đầu thế kỷ XX
Vài mẩu chuyện vui về

“Little Tramp” hay hề Sáclô

“Vua hề Sáclô”,

nghệ sĩ điện ảnh vĩ đại

Charlie Chaplin

Có thể nhiều bạn trẻ chưa biết hoặc rất ít biết về Charlie Chaplin. Ông thuộc lớp nghệ sĩ điện ảnh đầu tiên của thế giới khi ngành nghệ thuật (vẫn thường gọi là “Nghệ thuật thứ 7”) này còn trong giai đoạn phôi thai ở đầu thế kỷ XX.




Charlie Chaplin sinh ngày 16/4/1889 tại London. Vì có bố mẹ là diễn viên của Nhà hát Music Hall nên ông có thiên hướng nghệ thuật từ nhỏ. Năm 1910, ông sang Mỹ và chính thức định cư tại đó để tham gia hoạt động điện ảnh: mở hãng phim, biên kịch,

đạo diễn, đóng vai chính, soạn nhạc phim,… Phần lớn tác phẩm của ông là phim hài với nhân vật chính là một “Little Tramp”- tạm dịch là “Chàng nhỏ lãng du”. Ở Pháp và nhiều nước châu Âu gọi “chàng nhỏ” này là Hề “Charlot rồi ở ta quen phiên âm là “Sáclô”. Sáclô luôn xuất hiện với chiếc áo vét “đuôi tôm” hơi chật, chiếc quần hơi lụng thụng, đôi giày to quá khổ, chiếc mũ phớt “quả dưa”, cái batoong bằng trúc và bộ ria nhỏ ngay dưới mũi (ông đã từng giễu cợt trùm phátxít Hitler là “thằng ăn cắp bộ ria của tôi”) với điệu bộ cực kỳ ngộ nghĩnh và độc đáo. Phim của ông gây cười để đả kích những thói xấu, áp bức, bất công xã hội, đồng thời ca ngợi những giá trị nhân văn cao cả, bày tỏ niềm cảm thông với những người nghèo khổ, số phận không may. Ông đã dựng hơn 80 bộ phim, trong đó có rất nhiều phim được xếp vào hàng những phim kinh điển của điện ảnh thế giới.




Sáclô trên phim

Bộ phim đầu tay của ông “Making a living (Kiếm sống)” ra mắt ngày 2/2/1914. Trước năm 1930 là những phim “câm”. Sau đó là thời kỳ phim “nói” như hiện nay. Nhưng Charlie Chaplin vẫn thích dùng hình ảnh để diễn tả câu chuyện và tâm lý nhân vật hơn là dùng lời nói vì ông cho rằng hình ảnh mới là đặc trưng của điện ảnh. Năm 1929, ông nhận giải Oscar cho phim “The Circus (Gánh xiếc)”. Những năm sau Đại chiến thế giới II, trong tình hình “chiến tranh lạnh” nặng nề, vì bị nghi ngờ do những tư tưởng tiến bộ, yêu chuộng hoà bình,… nên ông không được nhận thêm các giải thưởng khác nữa

Áp phích phim “Limelight”




và phim của ông ít được trình chiếu rộng rãi ở Mỹ. Năm 1952,

ông hoàn thành bộ phim kiệt tác “Limelight (Ánh đèn sân khấu)” kể lại chuyện tình hết sức cảm động, vị tha và cao thượng giữa một anh hề già (do Charlie Chaplin đóng) và một nàng vũ công balê trẻ. Sau đó, ông giã từ nước Mỹ về sống ở châu Âu, tại Vevey, Thụy Sĩ. Bộ phim cuối cùng “A Countess from Hong Kong (Bà bá tước từ Hồng Kông)” của ông ra mắt năm 1967. Năm 1972 ông có ghé qua Mỹ để nhận giải Oscar đặc biệt tôn vinh toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật của mình trong một buổi lễ long trọng chưa từng có khi toàn thể cử toạ đã đứng dậy vỗ tay vang dội hồi lâu không dứt để chúc mừng ông. Sức khoẻ giảm sút dần và ông đã qua đời lúc thiếp đi trong đêm Giáng sinh 25/12/1977. Sau đây là một vài trong số rất nhiều mẩu chuyện mang phong vị ít nhiều huyền thoại về cuộc đời và sự nghiệp của ông.




1. Chiếc đồng hồ vàng.

Sáclô trong lòng công chúng

vuahai1

Một lần ở New York, sau khi đi phố, Chaplin trở về nhà và thấy trong túi có một chiếc đồng hồ vàng với mảnh giấy nhỏ ghi mấy chữ nguệch ngoạc: “ Tôi là một thằng móc túi trên tàu điện ngầm. Vừa trộm được chiếc đồng hồ này thì chợt trông thấy ông. Tôi vội đem biếu ông để bày tỏ lòng ngưỡng mộ rất sâu sắc”. Chaplin liền đăng báo, ghi rõ địa chỉ của mình và nhắn ai là chủ nhân thì đến nhận lại chiếc đồng hồ. Hôm sau, ông nhận được một gói bưu phẩm nhỏ. Mở ra thì có chiếc dây đồng hồ vàng với bức thư của người




chủ chiếc đồng hồ: ”Tôi chính là chủ nhân của

chiếc đồng hồ. Sau khi đọc tin nhắn của ông trên báo, tôi đã quyết định tặng ông chiếc đồng hồ ấy cùng với cả chiếc dây vàng này vì chẳng lẽ tôi lại không ngưỡng mộ ông bằng một thằng móc túi?”

2. Chaplin & Einstein.

Năm 1933, Hitler lên cầm quyền ở Đức, thiết lập chế độ phát xít, khủng bố và giết hại người Do Thái. Nhà bác học thiên tài Albert Einstein là người Đức gốc Do Thái phải lánh nạn sang Mỹ. Năm 1940, Chaplin cho ra đời bộ phim “Nhà độc tài vĩ đại (The Great Dictator)” giễu cợt và đả kích Hitler rất sâu cay. Bộ phim sử dụng hình ảnh là chủ yếu, hầu như không lời thoại và bình luận nhưng có tiếng vang rất lớn trên thế giới. Sau khi xem phim, Einstein rất thích thú và viết thư cho Chaplin: “Tôi đã xem phim của ông. Theo tôi, ông là một người vĩ đại vì ai xem phim của ông cũng đều hiểu!”. Chaplin đã trả lời: “Cám ơn ông đã khen. Theo tôi, ông cũng là một người vĩ đại vì ai đọc “Thuyết tương đối” của ông cũng đều không hiểu gì!”





vuahai3

Nhà bác học A. Einstein

Áp phích phim “Nhà độc tài vĩ đại”

Liệu ai bắt chước giống Sáclô nhất?

3. Thi xem ai bắt chước Sáclô giống nhất.

Đương nhiên ở ngoài đời, Chaplin có tác phong bình thường, lịch thiệp. Nhưng ai đã xem phim hề Sáclô thì lại không thể nào quên được những động tác của vai hề thật lạ mắt và rất tức cười, ngẫm lại thấy không gặp ở đâu như thế. Người ta tổ chức cuộc thi xem ai bắt chước điệu bộ, nhất là cách đi đứng giống Sáclô nhất. Chaplin cải dạng đi dự thi cùng với gần 40 thí sinh khác và khi công bố kết quả, ông được xếp thứ 7 (!!!).
Nguồn: VNCLOLD

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *