Người Ai Cập xây kim tự tháp dựa trên ngôi sao Bắc Đẩu cổ đại này, và NASA vừa phát hiện ra đây là cặp sao thường xuyên diễn ra “nhật thực”

Trong một đêm ít mây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy ngôi sao Thuban hiện ra rõ trên nền trời đen. Rất có thể người Ai Cập cổ đại đã sử dụng ánh sáng của Thuban như sao Bắc Đẩu, và khoa học có bằng chứng để đưa ra nhận định đó. 

kim3

Mời các bạn gặp gỡ Thuban.
Trong một đêm ít mây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy ngôi sao Thuban hiện ra rõ trên nền trời đen. Rất có thể người Ai Cập cổ đại đã sử dụng ánh sáng của Thuban như sao Bắc Đẩu, và khoa học có bằng chứng để đưa ra nhận định đó.

Khoảng 4.700 năm trước, khi người Ai Cập xây kim tự tháp đầu tiên, nhiều khả năng sao Thuban đã là trục thẳng đứng với nhiều các ngôi sao khác bay xung quanh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là lý do để tin người Ai Cập cổ đã xây kim tự tháp dựa trên đường trục ấy.




kim4

Ngôi sao Thuban.

Ngày nay, ta sử dụng sao Polaris – một ngôi sao sáng nằm về bên phải Thuban – làm “cô Đẩu”. Có sự thay đổi này là do trục Trái Đất đã thay đổi theo thời gian. Các nhà thiên văn học NASA vẫn theo dõi Bắc Đẩu cũ (và nhiều các ngôi sao tương tự khác) thông qua Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Bay ngang (TESS), một kính viễn vọng chuyên dùng để tìm ngoại hành tinh – hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.

Trong khi đánh mắt đi tìm ngoại hành tinh, TESS vừa phát hiện ra Thuban trải qua hiện tượng “Thuban thực”: hóa ra Thuban là một cặp sao! Ngôi sao lớn hơn trong cặp này có kích cỡ gấp 4 lần Mặt Trời, nóng hơn khoảng 70% và có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 9.704 độ C. Ngôi sao nhỏ trong cặp phát ra lượng sáng ít hơn sao lớn khoảng 5 lần, với kích cỡ chỉ bằng một nửa sao lớn.

kim2

Hai ngôi sao bay cách nhau khoảng 61 triệu km và hoàn thành một vòng quỹ đạo trong 51 ngày. Nó đã tỏa sáng từ thời cổ đại cho tới nay, khoa học cũng đã biết về nó từ lâu, thế mà bây giờ ta mới biết hiện tượng “Thuban thực” vẫn thường xuyên diễn ra.





Thuban – cặp sao Bắc Đẩu cổ đại.

kim

“Câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng tôi là ‘Tại sao mà trước giờ chưa biết nhỉ?’” nhà nghiên cứu Angela Kochoska bộc lộ sự ngạc nhiên. Tại buổi gặp mặt thường niên của Hội Thiên văn Hoa Kỳ mới được tổ chức hôm thứ Hai, cô Kochoska tuyên bố khám phá mới của NASA.

“Hiện tượng sao che sao diễn ra chỉ trong 6 tiếng, nên các trạm thiên văn mặt đất dễ dàng bỏ sót nó,” cô nói. “Bởi lẽ sao quá sáng, làm bão hòa ánh sáng mà đài thiên văn Kepler nhận về, nên cũng chẳng thấy được hiện tượng đó.”

Việc quan sát Thuban trong khoảng thời gian diễn ra “Thuban thực” sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định được chính xác khối lượng và kích cỡ cặp sao. Và trong tương lai (gần?), có khi chúng lại va vào nhau và tạo ra hàng loạt sóng hấp dẫn không chừng.
Nguồn: Trithuctre

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *