Hơn năm ngàn năm trước, người Hindu cổ đại đã thành lập nên nền văn minh Harappan. Một lượng lớn những lý thuyết về cơ thể người và vũ trụ được ghi trong các bản viết tay đã được khoa học hiện đại ngày nay chứng thực.
Acharya Kanad, người sống ở năm 600 trước Công nguyên, được công nhận là người sáng lập ra lý thuyết nguyên tử. Ông cho rằng, vạn vật được tạo thành bởi 9 yếu tố gồm: đất, nước, ánh sáng, gió, tinh không, thời gian, không gian, tâm trí và linh hồn. Theo ông, mọi vật được tạo ra từ các nguyên tử và liên kết với nhau để tạo thành phân tử. Hơn nữa, Kanad còn mô tả chính xác kích thước và sự chuyển động của các nguyên tử cũng như tương tác hóa học giữa chúng. Tuy nhiên phải đến 2.500 năm sau, một người phương Tây tên là John Dalton mới phát hiện ra thuyết này.
Người Ấn Độ cổ đại cũng là người đầu tiên thực hiện các phẫu thuật cắt bỏ, mổ lấy thai nhi và mở hộp sọ. Từ 600 năm TCN, thầy lang Sushruta đã dùng da người để thực hiện các ca phẫu thuật để thay đổi hình dáng mũi, tai và môi người với kết quả đáng kinh ngạc. Ông đã mô tả chi tiết hơn 300 dạng phẫu thuật khác nhau với 125 loại dụng cụ phẫu thuật bao gồm dao mổ, lưỡi trích, kim tiêm, ống thông, v.v.. trong cuốn sách Sushruta Samhita của mình.
Bhaskaracharya, nhà thiên văn học nổi tiếng của người Hindu đã viết trong tác phẩm Surya Siddhanta rằng: “Mọi vật rơi xuống là nhờ vào lực hấp của trái đất. Do vậy, Trái đất, các hành tinh, chòm sao, Mặt trăng, Mặt trời di chuyển theo một quỹ đạo nhất định dựa vào lực hấp dẫn giữa chúng”. Tác phẩm này ra đời cách đây 1.500 năm, cách thời điểm mà Isaac Newton phát minh ra Định luật Vạn vật hấp dẫn khoảng 1.200 năm.
Bhaskaracharya cũng chính là người tính ra thời gian Trái Đất di chuyển xung quanh Mặt Trời với độ chính xác lên tới 9 chữ số thập phân (365,258756484 ngày). So với con số thực tế là 365.2564 ngày thì sai số trong tính toán của ông chưa tới 0,0002%.
Vào 500 năm TCN, trí giả Maharshi Charaka đã viết cuốn Charaka Samhita, trong đó mô tả chi tiết về cơ thể người, các bệnh lý, phương pháp chuẩn đoán và cách điều trị các chứng bệnh khác nhau, thậm chí cuốn sách còn mô tả rất rõ về chức năng của tim cũng như hệ tuần hoàn. Cuốn sách này sau đó đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau và được cả giới y học Ả Rập lẫn đế quốc La Mã thờ phụng.
Người Hindu cổ đại là người đầu tiên đề xuất khái niệm Thái dương hệ nhật tâm (lấy Mặt trời làm trung tâm). Theo tính toán của họ, tốc độ ánh sáng sẽ là 185,016 dặm/giây ( tương đương 297,7 km/s) so với con số thực tế 299,7 km/s thì sai số chỉ là 1%. Thậm chí họ còn tính được rằng, khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trăng bằng 108 lần đường kính của Mặt trăng, còn khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời bằng 108 lần đường kính của Mặt trời. Tất cả những tuyên bố này đã xuất hiện được cả ngàn năm nay, trước khi Galileo công nhận Mặt trời là trung tâm của hành tinh hệ và Trái đất không phẳng.
Theo người Hindu , vũ trụ không có khởi đầu hay kết thúc, nhưng nó cũng tuân theo quy luật sáng tạo và giải thể. Họ cũng là người duy nhất đề xuất ý tưởng chu kỳ sống của vũ trụ. Ý tưởng này cho rằng, vũ trụ đã trải qua vô số lần hủy diệt và tái sinh. Mỗi lần như vậy gọi là một chu kì.
Nguồn : Tinhhoa