Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời, 3 sự kiện này khiến ông muốn che giấu nhằm xóa bỏ nghi ngờ rằng đế quốc do mình tạo ra sẽ diệt vong.
Sao Hỏa ở gần Trái Đất
Theo cuốn “Sử ký” phần “Tần Thủy Hoàng bản ký” có chép rằng năm Tần Thủy Hoàng thứ 36 (tức năm 211 trước Công nguyên) xuất hiện một hiện tượng thiên văn mà thời đó gọi là “Huỳnh Hoặc Thủ Tâm”. “Huỳnh Hoặc” thực tế là hiện tượng Sao Hỏa đến gần Trái Đất theo chu kỳ của nó quanh Hệ Mặt Trời đồng thời “Thủ Tâm” cũng là sự xuất hiện của chòm sao Thiên Yết.
Ngay từ thời xa xưa, chiêm tinh học, thiên văn học đã được chú trọng và quan sát. Ở thời điểm đó, người Trung Quốc gọi hiện tượng khi Sao Hỏa đến gần Trái Đất tới mức có thể quan sát được như một ngôi sao đỏ rực trên bầu trờ là “Huỳnh Hoặc”. Còn “Thủ Tâm” là hiện tượng họ đặt tên cho việc thấy được chòm sao Thiên Yết .
Hiện tượng Sao Hỏa tiến gần Trái Đất và sự hiện diện của chòm sao Thiên Yết.
Chòm sao Thiên Yết còn gọi là Thần Nông, mà trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì Thần Nông (còn gọi là Viêm Đế) rất được coi trọng. Đây được coi là một trong những vị quân chủ huyền thoại của người Trung Quốc. Vì thế các vị hoàng đế sau này cũng luôn coi chòm sao Thiên Yết là chòm sao tượng trưng cho mình.
Nhưng việc Sao Hỏa tiến gần Trái Đất vào cùng khoảng thời gian cùng với chòm sao Thiên Yết lại là điểm gở. Nó được ví như ngọn lửa rất lớn đến gần thiêu rụi biểu tượng của hoàng đế, sẽ xuất hiện đại họa cho người nào đang làm vua ở thời điểm đó.
Sau khi hiện tượng này một năm thì Tần Thủy Hoàng qua đời ở tuổi 49, trị vì vương quốc 36 năm, trong đó có 11 năm làm hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất.
Thiên thạch khắc chữ xúc phạm quân vương
Cũng vào năm thứ 36 thời Tần Thủy Hoàng, các ghi chép lịch sử ghi lại về một biến cố. Đó là một Thiên thạch lớn đã rơi xuống vùng Quận Đông của nhà Tần (nay là vùng đất giáp tỉnh Sơn Đông và Hà Nam của Trung Quốc).
Điều đáng nói là trên Thiên Thạch có kí hiệu tựa như dòng chữ “Tần Thủy Hoàng Tử Nhi Địa Phân”. Có nghĩa là Tần Thủy Hoàng sẽ chết và đất nước sẽ lại bị chia cắt. Không rõ đây là sự trùng hợp hay có ai đó đã cố tình khắc dòng chữ này vào Thiên Thạch sau khi nó rơi xuống.
Nhưng Tần Thủy Hoàng sau khi biết tin đã rất tức giận, sai người đi điều tra xem kẻ nào đã phạm thượng nhưng không thu được kết quả. Cuối cùng, vị hoàng đế tàn bạo này đã quyết định xử tử toàn bộ người dân làng nơi mà Thiên Thạch rơi xuống rồi đem nó đi tiêu hủy. Tuy đã giải quyết xong nhưng sự việc này cũng đã khiến Tần Thủy Hoàng bị ám ảnh phần nào.
Thiên Thạch rơi vẫn bị người Trung Quốc xưa coi là điểm báo xấu (Ảnh: nld.com.vn)
Kẻ bí ẩn chặn đường sứ giả
Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà. Cũng là năm xuất hiện hai hiện tượng nói trên thì một sự việc đáng ngờ cũng xảy ra. Đó là khi Tần Thủy Hoàng sai một sứ giả đi truyền tin trong đêm thì người này bị chặn lại bởi một kẻ lạ mặt.
Kẻ lạ mặt này cầm một miếng ngọc đưa cho sứ giả và lẩm bẩm rằng “Kim Niên Tổ Long Tử”. Đại ý là năm nay hoàng đế đầu tiên (tức Tổ Long) có thể sẽ chết. Sứ giả kinh hãi định bắt lại hỏi thì người này đã nhanh chân chạy mất.
Sau đó sứ giả đem chuyện này tâu lại với Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng cho người điều tra về miếng ngọc thì nhận được một điều vô cùng bất ngờ. Đó là Tần Thủy Hoàng đã từng thấy miếng ngọc ngày.
Cụ thể là vào năm thứ 28 thời Tần (tức 219 trước Công nguyên) trong một lần đi thuyền qua sông, Tần Thuỷ Hoàng đã dùng miếng ngọc đó làm vật tế thủy thần, ông đã ném nó xuống sông.
Những hiện tượng lạ xảy ra cùng một năm khiến Tần Thủy Hoàng phần nào lo lắng cho vận mệnh của mình (Ảnh: vnwriter.net)
Có thể thấy ba hiện tượng này đều xảy ra vào năm thứ 36 thời Tần (tức năm 219 trước Công nguyên), một năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời. Trong ba hiện tượng này thì có hai hiện tượng xuất phát từ thiên văn.
Đây cũng là lý do khiến các bậc đế vương Trung Hoa sau này luôn coi trọng chiêm tinh và thiên văn học vì họ rất lo sợ cho ngai vàng cùng tính mạng của mình bị đe dọa.
Nguồn: Soha