Lý do cho sự tồn tại bền bỉ này là gì?
Lăng mộ của vị vua trẻ có gì đặc biệt?
Ngôi mộ của vị vua trẻ Tutakhamun được nhóm nhà khảo cổ học, Ai Cập học là Howard Carter và Harry Burton phát kiến vào năm 1920. Khi mới vào khu mộ của vua Tutakhamun, họ còn phát hiện phía trong có 3 khu vực hầm mộ nhỏ hơn nữa. Harry Burton không quên làm nhiệm vụ chụp lại những bức ảnh, đồng thời không bỏ qua cơ hội khám phá 3 hầm mộ nhỏ bên trong.
Đến đây thì điều đáng ngạc nhiên xuất hiện, họ thấy rằng căn phòng thứ hai bị khóa lại đơn giản bằng một cuộn dây thừng cho dù các cánh cửa thì được trang trí công phu và bắt mắt. Dây thừng được cố định trên đầu nắm bằng gỗ có in biểu trưng vị thần Anubis (vị thần mình người đầu chó rừng) trong văn hóa Ai Cập cổ đại là thần bảo trợ cho xác ướp và cuộc sống sau cái chết.
Howard Carter (đang quỳ) cùng cộng sự mở cửa căn phòng chứa quan tài Pha-ra-ông Tutankhamun. (Ảnh: Wikipedia)
Ngay từ khi chưa vào lăng mộ, Hầu tước Carnarvon (người tài trợ chính cho dự án khai quật) và Howard Carter thông qua việc quan sát vài lỗ hổng bị trát lại một cách cẩu thả đã biết rằng lăng mộ này từng bị xâm phạm trước đó không dưới năm lần.
Hơn thế nữa, khi Howard Carter tiến vào mộ, ông cũng thấy sự xáo trộn và thiệt hại với các cổ vật phía trong, điều này cho thấy nó đã từng bị cướp trước kia, chỉ có điều những kẻ trộm mộ không thể tiến sâu hơn nữa thôi.
Cũng có câu chuyện kể về chuyến đi của Howard Carter rằng ông đã vào khu vực gọi là “Antechchamber” của lăng mộ, tức phòng lớn nơi đặt xác ướp của vua Tutakhamun và tìm thấy một “miếng gạch” làm từ đất sét có ghi dòng chữ “Cái chết sẽ đến với kẻ nào hỗ trợ cho việc xâm phạm sự bình yên của Pharaon”.
Quả thật sáu tuần sau, Hầu tước Carnarvon, người tài trợ và cổ vũ cho dự án khám phá lăng mộ này đã chết đột ngột chỉ bởi một vết mỗi cắn sau bị nhiễm trùng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các nghi vấn về lời nguyền tồn tại trong lăng vị Pharaon này.
Tại sao một sợi dây thừng thời xưa có thể tồn tại 32 thế kỷ?
Quay trở lại việc sợi dây thừng gần như còn nguyên vẹn sau hơn 3200 năm, có các lí do hợp lý để giải thích cho chuyện này như sau.
Thứ nhất là do vị trí địa lý của lăng mộ: Người Ai Cập cổ đại dành hẳn một khu vực thung lũng rất sâu tại bờ tây sông Nin để xây dựng lăng mộ cho các vị Pharaon từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên. Nhiều lăng mộ đã được đặt ở đây trong đó có lăng của vua Tutakhamun. Nơi này giờ đây nổi tiếng với cái tên “Thung lũng của các vị vua”.
Đây là vùng đất sa mạc khô cằn khó để con người sinh sống và chính sự khô cằn này đã giúp bảo quản các hiện vật, trong đó ngay cả một sợi dây thừng cũng có thể kéo dài tuổi thọ lên tới hàng ngàn năm. Điều này ngược lại với những vùng đất có độ ẩm cao, nơi mà mọi thứ dễ bị tự nhiên hủy hoại hơn.
Dây thừng là một loại công cụ thô sơ của con người đã có từ rất lâu, các nhà khảo cổ cho rằng 28.000 năm trước những sợi dây thừng đã xuất hiện. Không chỉ người Ai Cập cổ đại biết dùng dây thừng nhưng chỉ có trong công trình của họ chúng lại mới được bảo quản đến 32 thế kỷ.
Thứ hai là do sự kín kẽ của lăng mộ: Việc xây lăng trong một nơi kín gió như thung lũng bờ tây sông Nin, lại bịn kín gần như mọi lối vào mộ khiến oxi trong lăng mộ vô cùng ít ỏi.
Cần biết rằng oxi chính là tác nhân gây ra sự bào mòn và hủy hoại các chất hữu cơ bởi có oxi thì các loại vi sinh vật mới có điều kiện phát triển. Dây thừng là một vật mà thành phần hóa học là chất hữu cơ, việc oxi và nước trong lăng mộ gần như là không có đã vô tình góp phần làm sợi dây thừng này trở nên bền bỉ.
Có thể thấy khí hậu sa mạc và sự kín kẽ của lăng mộ vua Tutakhamun đã giúp cho ngay cả một sợi dây thừng đơn giản cũng được bảo quản đến hơn 3200 năm. So sánh với một số lăng mộ ở các nền văn minh khác như văn minh Maya thì chúng ta sẽ thấy điều kiện tự nhiên quan trọng thế nào trong việc bảo tồn di tích.
Những lăng mộ ở Trung Mỹ tuy xây dựng sau cả ngàn năm nhưng do khí hậu ẩm ướt, nhiều rừng cây tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh và những công trình hay cổ vật đã bị biến dạnghoặc phân hủy rất nhiều.
Nguồn: Soha