Lịch sử nhân loại cổ đại có rất nhiều điều huyền bí mà khoa học ngày nay chưa thể giải thích, trong đó có những phát minh do người xưa sáng tạo ra, có trình độ kĩ thuật vượt xa khả năng của khoa học hiện đại.
Con dao làm bằng thép Damas
1. Ngọn lửa Hy Lạp
Đế quốc Hy Lạp thế kỷ thứ 7 tới thế kỷ thứ 12 đã bắn một loại hóa chất bí ẩn lên hải quân địch. Loại chất lỏng này thường được bắn ra qua các ống, có thể cháy trong nước và chỉ có thể bị dập tắt bởi giấm, cát, hay… nước tiểu.
Hiện nay chúng ta vẫn không thể biết được vũ khí này được làm như thế nào. Đế quốc này đã giữ kín bí mật, và đảm bảo rằng chỉ có một số ít người được biết. Vì thế mà cuối cùng nó đã thất truyền.
2. Thuốc giải cho mọi loại độc
Một loại thuốc giải độc có tác dụng với mọi loại độc đã được phát triển bởi vua xứ Pontus là Mithridates Đại đế. Nó được phát triển hoàn hảo hơn bởi các thầy thuốc của bạo chúa Nero.
Theo các sử gia, công thức pha chế đã thất truyền. Tuy nhiên một số thành phần của vị thuốc đó là thuốc phiện, rắn, cùng sự phối hợp của một số loại thuốc độc và thuốc giải khác….
3. Tia nhiệt Archimedes
Archimedes, nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và nhà thiên văn học của Hy Lạp cổ đại. Ông được biết đến như một nhà khoa học lỗi lạc thời bấy giờ.
Tác giả Lucian thế kỷ thứ 2 có viết về cuộc chiến bảo vệ thành phố quê hương của Archimedes khi ông đốt cháy tàu địch. Hàng thế kỷ sau, Anthemius đã mô tả vũ khí của Archimedes là một chiếc gương.
Thiết bị này, đôi khi còn được gọi là Tia nhiệt Archimedes, sử dụng ánh Mặt Trời hội tụ vào tàu địch khiến chúng bốc cháy. Vũ khí này đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận về tính xác thực của nó kể từ thời Phục Hưng.
Archimedes dùng gương hội tụ ánh sáng mặt trời thiêu rụi thuyền địch.
Một thí nghiệm đã được tiến hành bởi các nhà khoa học Hy Lạp vào năm 1973. Thí nghiệm được diễn ra tại căn cứ hải quân ngoài bờ Athens. Trong thí nghiệm này, 70 chiếc gương bọc đồng được sử dụng, mỗi chiếc cao 1,5m. Những chiếc gương được hội tụ vào một mô hình thuyền La Mã bằng gỗ ép, cách đó khoảng 49m. Khi các tấm gương được điều chỉnh đúng, mô hình đã cháy thành tro trong vài phút.
Chương trình MythBusters cũng đã ghi hình một thí nghiệm khác tại San Francisco vào năm 2006. Tuy nhiên thí nghiệm này được cho là không đúng. Do thời gian hội tụ và điều kiện thời tiết không đạt.
MythBusters đã tiếp tục thực hiện lại vào năm 2010, nhưng một lần nữa không thể tái tạo ra loại vũ khí đó, cuối cùng nó được xem như một bí ẩn, câu chuyên huyền thoại và dừng thí nghiệm.
4. Bê tông La Mã
Những kiến trúc La Mã có tuổi thọ hàng nghìn năm là minh chứng cho sự ưu việt của bê tông thời đó so với bây giờ. Bê tông bây giờ bị ăn mòn chỉ sau 50 năm. Một số tòa nhà La Mã được xây dựng cực kỳ ngoạn mục với thiết kế mà không có bất kỳ nhà thầu hiện đại nào sử dụng, kể cả với công nghệ hiện đại.
Bê tông La Mã
Người ta đã biết rằng đá núi lửa trong bê tông La Mã và vữa họ sử dụng khiến các kiến trúc có tuổi thọ rất cao. Một nhóm các kỹ sư và nhà nghiên cứu đã tìm ra công thức để làm loại bê tông La Mã bền vững này. Họ chỉ là tìm thấy ghi chép về công thức do các kiến trúc sư La Mã để lại chứ không phải nghiên cứu ra.
5. Thép Damascus
Vào thời Trung cổ, các thanh kiếm rèn từ thép Damascus được sản xuất tại Trung Đông từ một nguyên liệu thô là thép Wootz. Các sản phẩm loại này cực kỳ cứng và phương pháp rèn thép Damascus không còn được truyền lại. Bởi vì vật liệu và phương pháp sản xuất hiện đại đã khác xưa, người ta không thể hoàn toàn chế tạo lại loại thép này.
Thanh gươm làm từ thép Damascus
Thép Damascus đã trở thành truyền thuyết trong lịch sử. Loại thép này có thể cắt ngọt nòng súng hay chẻ đôi cọng tóc nào rơi qua lưỡi thép. Bí mật của thép Damascus chỉ được hé lộ khi người ta quét nó qua kính hiển vi điện tử tại các phòng thí nghiệm hiện đại.
Đáng chú ý là loại thép này được sử dụng vào năm 300 trước công nguyên và bí quyết đã bị thất truyền vào giữa thế kỷ 18. Chuyên gia khảo cổ K. Kris Hirst giải thích rằng công nghệ nano đã được sử dụng trong việc tạo ra thép Damascus. Các nguyên liệu được đưa vào trong quá trình rèn đã gây ra phản ứng hóa học ở mức lượng tử.
Nguồn : TH/DKN