Trước khi đế quốc sụp đổ, Maya đã hiến tế tấm ngọc bích này để xoa dịu thần Gió

Tấm ngọc bích hơn 1.300 tuổi của người Maya được cho là cống vật xoa dịu thần Gió, vị thần mang mưa đến, để thoát khỏi hạn hán, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc hùng mạnh này.

bianmayza1

Tấm ngọc được phát hiện ở Nim Li Punit được cho là để xoa dịu thần Gió, cầu cho vương quốc Maya thoát khỏi hạn hán.

Tấm ngọc bích được phát hiện ở Nim Li Punit là khối ngọc Maya lớn thứ 2 được tìm thấy ở Belize. Các nhà khảo cổ đã khai quật được cổ vật này trong ngôi mộ tại một cung điện được xây dựng vào khoảng năm 400.

Nhà khảo cổ học Geoffrey Braswell ở Viện đại học ở San Diego, California, vừa công bố một bài viết về ý nghĩa của khối ngọc trên tạp chí Ancient Mesoamerica.

Cổ vật này rộng 18,5 cm, cao 10,5 cm và dày 0,7 cm. Các nhà khoa học cho hay, việc tao ra khối ngọc mỏng như vậy là cả một kỳ công với người Maya cổ đại.

Khối ngọc này là hiện vật duy nhất có văn bản lịch sử hoàn chỉnh với 30 chữ tượng hình mô tả người chủ đầu tiên của nó. “Dù câu chuyện được kể khá ngắn nhưng lại quan trọng“, Braswell nhận định.

Mặt trước của hiện vật hình chữ T này có nét chạm khắc “ik” được các nhà nghiên cứu xác định là viết tắt của “gió và hơi thở” trong văn hóa Maya. Ngoài ra, hiện vật đáng chú ý này còn được phát hiện cùng với nhiều đồ tạo tác bằng gốm, trong đó có mặt nạ với cái mỏ chim được cho là miêu tả vị thần Gió của người Maya.

Gió là một lực lượng quan trọng trong nền văn hóa Maya, nó được cho là mang đến những cơn mưa gió mùa giúp cây trồng phát triển tốt. Và vua chính là người chịu trách nhiệm về thời tiết, thực hiện các nghi lễ theo lịch thiêng liêng của họ.

bianmayza2

Ngoài tấm ngọc bích hình chữ T, các nhà khảo cổ còn phát hiện nhiều hiện vật khác.

Một dòng chữ trên tấm ngọc bích cho thấy nó lần đầu tiên được sử dụng trong một nghi lễ vào năm 672. Điều này được chứng thực qua 2 bức tranh điêu khắc trên phiến đá lớn ở Nim Li Punit, cho thấy một vị vua đeo mặt dây chuyền hình chữ T trong khi thực hiện nghi lễ vào khoảng năm 721-731.


Hiện vậy này sau đó được chôn cất vào năm 800 nhưng không phải với chủ của nó. Theo Braswell, nguyên nhân có thể là vì “nó có sức mạnh to lớn và kỳ diệu“, và có khả năng đã được chôn cất như một cống vật cho thần Gió.

Cùng thời gian đó, vương quốc Maya đã sụp đổ ở Belize và Guatemala, và Nim Li Punit đã bị bỏ rơi.

Một giả thuyết gần đây cho rằng biến đổi khí hậu đã gây ra hạn hán dẫn đến nông nghiệp bị thiệt hại và sự sụp đổ của đế quốc Maya, Braswell nói.

Sự hiến dâng của ngôi mộ đến thần Gió vào thời gian khủng hoảng được cho là để cầu mưa, góp phần cũng cố giả thuyết này. Điều này đồng thời nhắc nhở chúng ta về sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu.

Nguồn: TH,Iris,Daily Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *