Những điểm tương đồng không thể giải thích giữa các di chỉ cổ đại trên thế giới

Các yếu tố thiết kế tại ngôi đền cổ nhất thế giới Göbekli Tepe cũng được tìm thấy trên các bức tượng Moai khổng lồ ở đảo Phục Sinh, ở thành cổ Tiahuanaco và các di tích cổ khác trên toàn thế giới. Tại sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ này?

diemtuongdong1

Nhiều điểm tương đồng trên các công trình được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. (Ảnh: ancient-code.com)

Rất nhiều di tích nằm rải rác trên thế giới ẩn chứa những thông điệp mà tổ tiên để lại cho chúng ta từ thời kỳ xa xưa. Tuy nhiên, dù đã cố gắng tiến hành không ít nghiên cứu chuyên sâu về nguồn gốc, văn hóa và lối sống của người cổ đại, nhưng chúng ta vẫn không thể giải mã được phần lớn những thông điệp này.




Một trong những di tích đó là ngôi đền cổ Göbekli Tepe, được xây dựng vào khoảng năm 9.600 TCN. Tọa lạc tại thành phố Urfa, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây được xem là một trong những ngôi đền cổ kính và bí ẩn nhất hành tinh.

diemtuongdong2

Tàn tích của đền Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: BlackSeaNews)

Đền Göbekli Tepe khiến nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy thú vị không chỉ bởi niên đại xa xưa hay tầm quan trọng của nó đối với lịch sử nhân loại, mà còn vì những biểu tượng huyền bí mà người xây dựng ngôi đền muốn nhắn nhủ với thế hệ sau.

Trong quá trình khám phá đền Göbekli Tepe, các nhà nghiên cứu nhận thấy nó được xây dựng theo một trường phái kiến trúc với những biểu tượng khá kỳ lạ. Điều đặc biệt là những biểu tượng này cũng được tìm thấy ở một số công trình cổ khác trên toàn cầu như Đảo Phục Sinh.




Các nhà khảo cổ học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện sự tương đồng giữa những bức tượng Moai khổng lồ của hòn đảo với các cột trụ cao lớn ở Göbekli Tepe.

Hai di chỉ khảo cổ này dường như được các nhà xây dưng cổ đại trang trí cùng một loại biểu tượng với lối thiết kế đặc trưng. Phải chăng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Các nghiên cứu cho thấy đền Göbekli Tepe được xây dựng theo mô hình gồm nhiều cột đá lớn có trọng lượng từ 30 – 60 tấn. Từ hàng ngàn năm trước, bằng cách nào các nền văn minh cổ đại đã có thể khai thác đá sau đó vận chuyện và xây nên ngôi đền lịch sử này.

Các cột trụ hình chữ T bí ẩn được trang trí khá cầu kỳ dường như đang mô tả con người cùng một số loài động vật như cáo, sư tử, rắn…

Ngoài ra, các trụ đá còn được chạm khắc những cánh tay và bàn tay dài lạ thường. Hình ảnh này được giải thích là cánh tay của các vị thần mà họ tôn thờ.




diemtuongdong3

Trụ đá của đền Göbekli Tepe chạm khắc những bàn tày dài.

Những biểu tượng này cũng được tìm thấy ở Đảo Phục Sinh nằm giữa Thái Bình Dương, cách Thổ Nhĩ Kỳ nửa vòng Trái Đất.

Trên các bức tượng Moai khổng lồ ở hòn đảo, người ta cũng phát hiện những biểu tượng tương tự. Tại đây biểu tượng về các vị thần được chạm khắc tinh xảo hơn, mang nhiều nét linh thiêng hơn. Chúng nằm ở ngay vị trí bàn tay của bức tượng.


Các nhà khoa học cho rằng việc chạm khắc biểu tượng của thần trên tay bức tượng Moai nhằm mục đích thể hiện sự ra đời hoặc tái sinh của các vị thần.

Nhưng điều làm người ta thắc mắc nhất vẫn là làm thế nào lại có sự trùng hợp kỳ lạ giữa những biểu tượng này ở đền Göbekli Tepe và Đảo Phục Sinh? Điều này không thể lý giải được!




diemtuongdong4

Tượng Moai khổng lồ ở Đảo Phục Sinh.

Tuy nhiên câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vì biểu tượng này còn được tìm thấy trên những bức tượng ở thành cổ Tiahuanaco (Bolivia) và nhiều địa điểm khảo cổ khác trên thế giới như Mexico, Lưỡng Hà.

Một câu hỏi lớn được đặt ra là: Điều gì đã kết nối tất cả các địa điểm khảo cổ này? Và phải chăng những nền văn hóa cổ đại trên từng có chung một “nhà thiết kế xây dựng”?

Nguồn: TH/Uniwriter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *