So với các kim tự tháp “già đời” nhất ở Ai Cập, di tích mới phát hiện còn được xây trước đó cả một thiên niên kỷ.
Kim tự tháp được tìm thấy ở Kazakhstan có hình dáng giống kì quan Djoser ở Ai Cập.
Một kim tự tháp có thiết kế kiểu Ai Cập đã được tìm thấy ở vùng hẻo lánh thuộc nước Kazakhstan, cách thủ đô Cairo (Ai Cập) hơn 5.000km về phía đông bắc.
Dù phần lớn kết cấu đã bị phá hủy nhưng đây được xem là một phiên bản tương tự kim tự tháp Djoser nổi tiếng ở Ai Cập. Tuy nhiên, kim tự tháp này có niên đại trước 1.000 năm so với kì quan Djoser.
Phần nền còn sót lại của di tích kim tự tháp cổ.
Các nhà khảo cổ tìm thấy kim tự tháp này năm 2015 nhưng mãi gần đây mới công bố phát hiện của mình. Chuyên gia Viktor Novozhenov nói: “Kim tự tháp xây dựng cách đây 3.000 năm ở Saryarke cho một vị pharaoh địa phương cuối thời đồ đồng”.
Những bức ảnh mới công bố ngày 15.8 cho thấy quy mô của di tích và những gì còn sót lại bên dưới lớp đất đá. Nhiều hiện vật bằng gốm sứ cũng được tìm thấy ở di tích này.
Những tảng đá lớn là vật liệu xây dựng nên kim tự tháp kì vĩ.
Các nhà khoa học dự kiến sẽ khám phá gian mật thất bên trong kim tự tháp trong vài ngày tới. “Cấu trúc của công trình này gợi nhắc chúng tôi về kim tự tháp Djoser ở Ai Cập”, nhà khảo cổ Novozhenov nói.
Phát hiện kim tự tháp cổ nhất thế giới cho thấy một nền văn hóa phát triển rực rỡ ở khu vực này nhưng bị lãng quên quá lâu. Quần thể kiến trúc xung quanh có 27 công trình với nhiều niên đại khác nhau. Tòa nhà cao nhất có 5 tầng với các bậc thang làm bằng đá.
Đồ dùng bằng gốm sứ tìm thấy trong kim tự tháp cổ.
Kim tự tháp được coi là một “đặc sản” của Ai Cập. Kim tự tháp mới đây ở Kazakhstan là điều chưa từng có.
Nguồn:Daily Mail/Danviet