Xuất sinh từ thời kỳ đồ đá, nhưng người Maya lại sở hữu những tri thức về toán học, thiên văn, xây dựng,… vượt quá khả năng nhận thức của con người hiện đại. Lý giải sao cho vấn đề này?
Đề cập đến người Maya, chúng ta đều biết rằng đây là một dân tộc cổ xưa và bí ẩn. Thật vậy, vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp về nền văn minh này. Bởi lẽ, dù khai sinh vào một thời kỳ xa xưa và lạc hậu, nhưng người Maya lại có thể sáng tạo ra nhiều thành tựu khiến người ta khó có thể tưởng tượng nổi. Họ có phải là những con người bình thường hay không? Hay họ đến từ một hành tinh khác? Những thông tin bên dưới đây hy vọng sẽ có thể giải mã một phần những bí ẩn này.
Nền văn minh Maya xuất hiện vào khoảng 5.000 năm trước ở Mexico và Guatemala, hai quốc gia giáp biển Thái Bình Dương ở khu vực Trung Mỹ. Hậu duệ của người Maya hiện đang sinh sống tại 5 quốc gia ở vùng rừng rậm nhiệt đới, gồm Mexico (khu vực đông nam), Guatemala, Honduras, El Salvador và Belize. Mặc dù xuất hiện vào thời kỳ đồ đá mới, nhưng người Maya đã có những thành tựu to lớn về thiên văn học, toán học, nông nghiệp, nghệ thuật, và văn tự. Họ cũng đã xây dựng nên những thành phố lớn mà bên trong chứa các kiến trúc đền thờ, cung điện, đài quan sát thiên văn đồ sộ.
Kim tự tháp của người Maya tại di chỉ cổ đại Chichen Itza, bang Yucatan, Mexico. (Ảnh: haciendachichen.com)
Người Maya là những kiến trúc sư có trình độ cao
Nền văn minh Maya cổ đại vô cùng bí ẩn và đáng kinh ngạc. Vì nền văn minh này xuất hiện vào thời kỳ đồ đá, nên có lẽ họ chưa biết sử dụng các kim loại như đồng hay sắt. Họ cũng chưa có các phương tiện di chuyển hoặc chuyên chở có gắn bánh xe. Mặc dù hình ảnh bánh xe đã xuất hiện trên các họa tiết trang trí đồ gốm và các di tích văn hóa khác của họ, nhưng chúng vẫn chưa được áp dụng vào thực tế cuộc sống. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng người Maya vẫn có một trình độ và kỹ thuật xây dựng rất cao. Họ đã tạo ra một nền văn minh đô thị cao cấp.
Người Maya đã xây dựng nhiều điện đường, đền thờ, lăng mộ và những tấm bia đá khổng lồ. Đó đều là những công trình kiến trúc to lớn, tráng lệ. Trong những tàn tích còn sót lại của người Maya tại các khu rừng nhiệt đới ở Yucatan hoặc Guatemala, vẫn còn lưu lại những hình vẽ, hoa văn có màu sắc tươi đẹp trên những bức tường đổ nát.
Kiến trúc Maya. (Ảnh: Wikipedia / Edificio 33)
Ngoài ra họ còn xây dựng được các công trình to lớn khác các kim tự tháp và các đài quan sát thiên văn được thiết kế tỉ mỉ và vô cùng đồ sộ. Hơn nữa, người Maya cũng là những kỹ sư cầu đường tuyệt vời. Các thành phố của họ đều được quy hoạch bằng hệ thống đường xá thông nhau, bốn phương thông suốt nên di chuyển vô cùng thuận tiện. Các công trình công cộng của người Maya được xây dựng với những bức tường rào kiên cố. Tại thị trấn Tulum vẫn còn lưu lại một bức tường đá dài 716 mét, rộng 6 mét và cao 3 – 9 mét.
Phải công nhận rằng, người Maya ngay từ thời kỳ đồ đá thực sự đã có những khả năng vượt xa người bình thường, khiến ta không khỏi băn khoăn rằng không biết họ thực sự đến từ đâu.
Người Maya có trình độ toán học và sự hiểu biết về lịch pháp thiên văn rất cao
Nền nông nghiệp của người Maya sử dụng ngô làm thức ăn chủ yếu, không có gia súc, ngựa, lợn và cừu, và không hề có dấu tích của ngành chăn nuôi, có thể nói là vô cùng nguyên thủy. Nhưng điều bất ngờ là, người Maya có trình độ toán học và sự hiểu biết về thiên văn lịch pháp rất cao thâm.
Một phần lịch pháp của người Maya. (Ảnh: History on the Net)
Sự phi lý này khiến các nhà nghiên cứu cảm thấy rất ngạc nhiên, khiến họ đặt câu hỏi không biết liệu người Maya có phải là những vị khách ngoài vũ trụ xa xôi, bay tới đây cư ngụ hay không?
Lịch hiện đại ngày nay có tên chính thức là “lịch Gregory”, được Đức Giáo hoàng đời thứ 13 thông qua vào năm 1582. 1 năm của lịch này gồm 365 ngày, nhưng chính xác hơn thì là 365,125 ngày. Đến thế kỷ 16, người Tây Âu cuối cùng đã xác định được thời gian trong một năm, và con số này giống với những gì người Maya đã sớm biết từ trước.
Người Maya đã sử dụng lịch dài (long calendar) dựa trên thời điểm khởi đầu của thần thoại của người Maya làm cột mốc, và mỗi ngày tiếp sau đó là một ngày trong tương lai. Theo đó 1 năm của lịch mặt trời của họ bao gồm 18 tháng, mỗi tháng bao gồm 20 ngày, cộng với “5 ngày mơ hồ”, tổng cộng gộp lại thành 365 ngày. Con số chính xác hơn theo cách tính của họ là 1 năm gồm 365.242 ngày. Sự khác biệt giữa con số này với lịch hiện đại ngày nay chỉ là 0,0005 ngày! Thật đáng kinh ngạc.
Lịch pháp của người Maya. Họ có trình độ rất cao về toán học và thiên văn lịch pháp. (Ảnh: pixabay)
Người ta đã phát hiện ra lịch sao Kim (giống lịch Trái Đất, lịch này biểu thị thời gian Sao Kim quay quanh Mặt Trời) trong tàn tích còn sót lại của văn hóa Maya. Liệu điều này có xác nhận được việc họ đến từ ngoài trái đất hay không? Bởi nếu họ đã sống ở Sao Kim thì họ mới có thể dễ dàng tạo ra được bộ lịch cho một năm trên Sao Kim như vậy. Nói cách khác, người Maya có thể khởi nguồn từ sao Kim, hay liệu họ có mối liên hệ nào đó với hành tinh này?
Chúng ta hãy xem sự đóng góp của người Maya trong lĩnh vực toán học. Việc phát minh và ứng dụng ký hiệu số “0” trong hệ thống số học có ý nghĩa rất lớn. Các nhà nghiên cứu văn hóa Maya phát hiện rằng ít nhất từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Maya đã biết đến và áp dụng một khái niệm toán học là chữ số 0, và hệ thống số học của người Maya có đặc điểm là cơ số 20 (hệ nhị thập phân), trên một bia đá nọ xuất hiện dãy số lên đến 11 con số. Lấy ví dụ, về mặt thời gian, Maya có một đơn vị gọi là Araudon, tương đương với 23.040 triệu ngày. Một đơn vị khổng lồ như vậy chỉ được dùng khi đo đạc khoảng cách giữa các vì sao và để phục vụ cho việc xác định vị trí giữa các hành tinh. Do đó, hệ thống số học của người Maya đã được ca ngợi là “một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại”.
Và những công trình kiến trúc rực rỡ ở các thành phố của người Maya đã cho thấy, họ có vốn kiến thức về thiên văn học không hề thua kém so với con người hiện đại, từ đó ta có thể nhìn thấy trí tuệ của người Maya thật đáng kinh ngạc đến nhường nào.
Chữ tượng hình độc đáo – chữ viết của người Maya.
Người ta nói rằng ký tự chữ viết Maya là một văn bản mà không thể dùng máy tính điện tử hiện đại để gõ ra được. Bởi lẽ vốn từ vựng của người Maya rất phong phú, với hơn 30.000 từ (vượt quá số lượng bàn phím hiện nay). Hệ thống chữ viết của người Maya rất tuyệt vời. Nó có cả chữ tượng hình và chữ tượng ý (hay hội ý) , cũng như chữ tượng thanh (hình thanh) . Nó là một loại văn bản kết hợp cả ý nghĩa của hình dạng và ý nghĩa của thanh âm văn tự.
Chữ tượng hình độc đáo trong văn tự của người Maya. (Ảnh: Wikipedia)
Người Maya đã biết sử dụng giấy, thường được làm bằng vỏ cây hoặc da nai phơi khô. Những giấy này được sử dụng để viết sách, nội dung chính là ghi chép về lịch sử, khoa học và các loại nghi thức lễ nghi. Còn một số cuốn sách khác thì ghi chép các loại tình huống khi đó của xã hội người Maya.
Năm 1966, một tấm bia đá khắc văn tự của người Maya trên đỉnh Querrey đã được phiên dịch. Điều bất ngờ nằm ngoài dự liệu của mọi người chính là, đây là một bộ biên niên sử của người Maya. Theo báo cáo, biên niên sử này ghi lại những điều xảy ra cách đây 90 triệu năm, thậm chí từ 40.000 năm trước. Nhưng từ 40 triệu năm trước, Trái Đất vẫn còn trong kỷ Đại Trung sinh, và lúc đó chưa xuất hiện con người. Vậy chúng ta phải giải thích chuyện này như thế nào?
Ngày càng có thêm nhiều điều huyền bí về nền văn minh Maya, đặc biệt là vào thế kỷ thứ 9, khi nền văn minh Maya đột nhiên biến mất. Có rất nhiều kiến giải về vấn đề này. Một số người suy đoán rằng nếu người Maya đến từ sao Kim, có lẽ họ đã quay trở lại sao Kim. Những người khác thì tin rằng sự biến mất đột ngột của người Maya có liên hệ đến mâu thuẫn giữa các nền văn minh Aztec.
Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta có thể chắc chắn rằng tộc người bí ẩn sở hữu một nền văn minh phát triển siêu việt này là hoàn toàn có thật.
Nguồn: DKN/Sound of Hope China