Ai Cập đã khôi phục, lập hồ sơ và mở cửa cho khách du lịch lăng mộ Meru của Vương quốc Trung cổ, địa điểm lâu đời nhất mà công chúng có thể tiếp cận ở Bờ Tây Luxor.
Quang cảnh ngôi mộ 4.000 năm tuổi của Meru, địa điểm lâu đời nhất mà công chúng có thể tiếp cận ở Bờ Tây Luxor, nơi có một số di tích Pharaon ngoạn mục nhất bao gồm Thung lũng các vị vua. (Ảnh: Reuters)
Bờ Tây Luxor là nơi có một số di tích Pharaon ngoạn mục nhất bao gồm Thung lũng các vị vua.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm cho biết về ngôi mộ này thì Meru là một quan chức cấp cao trong triều đình của Vua Mentuhotep II thuộc Vương triều thứ 11, người trị vì cho đến năm 2004 trước Công nguyên và được chôn cất tại nghĩa địa Bắc Asasif.
Ngôi mộ đẽo bằng đá của Meru đã được khôi phục bởi Polish Centre for Mediterranean Archaeology tại Đại học Warsaw và Hội đồng Cổ vật Tối cao của Ai Cập.
Một nhân viên người Ai Cập làm việc tại ngôi mộ 4.000 năm tuổi của Meru. (Ảnh: Reuters)
“Đây là địa điểm đầu tiên từ thời kỳ sơ khai như vậy ở Tây Thebes được cung cấp cho du khách” – tuyên bố của Bộ dẫn lời Fathi Yassin, Tổng Giám đốc Antiquities in Upper Egypt cho biết.
Tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao Mostafa Waziri (trái) và nhà khảo cổ học Ai Cập Zahi Hawass (thứ 2 từ trái sang), trong ngày khánh thành ngôi mộ 4.000 năm tuổi của Meru, địa điểm lâu đời nhất mà công chúng có thể tiếp cận ở Bờ Tây Luxor. (Ảnh: Reuters)
Ngôi mộ nằm đối diện với đại lộ rước đến đền thờ của Mentuhotep II, có một hành lang dẫn đến một nhà nguyện cúng dường với một hốc đặt tượng của người quá cố. Một trục chôn cất đi xuống một phòng chôn cất với một chiếc quách.
“Đây là căn phòng được trang trí duy nhất trong lăng mộ, với cách trang trí khác thường bằng bức tranh vẽ trên vôi vữa” – Yassin nói.
Tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao, Mostafa Waziri, nói chuyện với giới truyền thông trong lễ khánh thành ngôi mộ 4.000 năm tuổi của Meru. (Ảnh: Reuters)
Ngôi mộ của Meru đã được biết đến ít nhất là từ giữa thế kỷ 19, theo sứ mệnh khảo cổ Ai Cập của Ba Lan. Các nhà bảo tồn người Ý đã làm sạch một số bức tranh tường vào năm 1996.
Tuyên bố cho biết một số quan chức nổi bật nhất của Vương quốc Trung cổ đã được chôn cất tại Bắc Asasif.
Nguồn: SH
- 900 năm trước mặt trăng “biến mất” một cách bí ẩn, cuối cùng các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời
- Những bức ảnh màu cũ quý giá về nước Nga thời kỳ đầu: Phong cách đế chế khiến thế hệ tương lai ngạc nhiên
- Đời người có 3 cái sai: Xem bè là tri kỉ, xem hư vinh là bản lĩnh, xem sự nóng giận là cá tính