Từ tháng 6/2020 cho đến nay, bầu không khí yên tĩnh cùng khung cảnh huy hoàng của cầu Golden Gate (Cổng Vàng) nổi tiếng giờ đã bị phá vỡ vì âm thanh lạ có phần ám ảnh phát ra từ cầu.
Được khởi công xây dựng vào năm 1933 và hoàn thành vào năm 1937, cầu (Golden Gate) hay Cổng Vàng là một công trình kiến trúc vĩ đại và lộng lẫy, được coi là một điểm thu hút khách du lịch tại Mỹ rất nổi tiếng.
Với chiều dài lên tới 2.700 mét và độ cao gầm cầu gần 90 mét, cầu Cổng Vàng không chỉ nổi tiếng với quá trình xây dựng gian khổ mà còn được biết là thỏi nam châm hút khách du lịch của nước Mỹ.
Tuy nhiên, trong vòng 2,5 năm gần đây, cầu Cổng Vàng lại thu hút sự chú ý của người dân địa phương vì liên tục phát ra các âm thanh lạ, xen lẫn chút rùng rợn liên tục vang lên từ cây cầu. Hàng loạt video ghi lại âm thanh này đã xuất hiện trên các mạng xã hội Facebook, Twitter và Reddit, thu hút một loạt bình luận từ phía dân mạng về nguồn gốc của âm thanh.
Từ tháng 6/2020, bầu không khí yên tĩnh cùng khung cảnh huy hoàng của cầu Golden Gate (Cổng Vàng) nổi tiếng đã bị phá vỡ bởi âm thanh lạ có phần rùng rợn phát ra từ cầu, giờ khiến những người dân xung quanh phải chú ý.
Đáng chú ý, âm thanh bí ẩn này chỉ xuất hiện vào những ngày có gió thổi mạnh. Nó được một số người dân địa phương so sánh với tiếng “harmonica ma quái”. Âm thanh này lớn đến mức một số người có thể nghe thấy nó trong ô tô khi họ lái xe qua cầu.
Thậm chí, ở khoảng cách 1km cách xa cầu, nhiều người vẫn có thể nghe rõ âm thanh kì lạ trên. Một số báo cáo khác cho thấy âm thanh này có thể được nghe thấy ngay cả từ một nơi cách xa khoảng 5km. Bản thân nhiều người dân địa phương cũng liên tục truyền tai nhau những câu chuyện mới được thêu dệt.
Nguồn gốc là từ lan can của cầu
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, nhà chức trách của thành phố San Francisco đã cử các chuyên gia để điều tra bằng cách sử dụng các công cụ để đo tần số của âm thanh. Họ nhận thấy âm thanh bất thường này được phát ra ở tần số 440 hz, khớp với nốt nhạc La.
Theo đó, nguyên nhân khiến cầu Cổng Vàng phát ra âm thanh lạ tới từ đợt cải tạo và nâng cấp cây cầu này vào năm 2020. Vào thời điểm đó, một loạt các thanh lan can mới đã được lắp đặt lên cầu. Chúng được thiết kế để bảo vệ cây cầu bằng cách cho phép nó chịu được sức gió lớn mạnh.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 cho thấy tốc độ gió tối đa mà cầu Cổng Vàng chịu đựng được là 111 km/h. Kể từ ngày khánh thành, cầu Cổng Vàng đã bị đóng cửa 3 lần do điều kiện thời tiết xấu, vào năm 1951 với gió mạnh 111 km/h, năm 1982 với gió mạnh 113 km/h và năm 1983 với gió mạnh 121 km/h.
Vì vậy, các kỹ sư cầu đường đã tìm cách lắp đặt các thanh lan can mới, mỏng hơn, cho phép cây cầu chịu được sức gió lên đến 160km/h. Việc này nhằm đảm bảo cây cầu không gặp sự cố giống như cầu Tacoma Narrows xấu số ở Washington (Mỹ) khi đã đổ sập vào năm 1940 sau một trận gió cực mạnh, mặc dù chỉ mới được xây dựng vài tháng.
Các thanh lan can mới được lắp đặt vào năm 2022 của cầu Cổng Vàng được cho là nguyên nhân khiến cây cầu nổi tiếng này phát ra âm thanh tựa như tiếng kèn Hamonica mỗi khi có gió thổi mạnh qua cầu.
Tuy nhiên, các thanh lan can nhanh chóng mang tới một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Cụ thể, các chuyên gia xác định tiếng ồn xảy ra khi có gió đập mạnh vào thanh lan can, được lắp đặt từ một góc hơi lệch, hơi chếch về hướng bắc hoặc hướng nam, so với gió thông thường từ phía tây.
Đáng chú ý, khi gió thổi mạnh từ hướng Tây của cầu với tốc độ khoảng 35,4km/h, nó tạo ra một âm thanh có độ trầm. Trong khi đó, những con gió có tốc độ 43,5km/h tạo ra âm thanh có tần số cao hơn. Kết quả, những cơn gió này đã biến cầu Cổng Vàng thành một chiếc kèn hamonica khổng lồ, không ngừng…’ngân nga’ mỗi khi có gió mạnh.
Sẽ sớm được giải mã
May mắn thay, những vấn đề như vậy được chính quyền địa phương xem xét khá nghiêm túc, khi các kỹ sư đã vạch ra một kế hoạch để khắc phục chúng. Sau khi đưa các thanh lan can đến một đường hầm gió để phân tích, các kĩ sư đã tìm ra cách ngăn chặn âm thanh phát ra trong một đề xuất được gửi tới nhà chức trách,
Theo đó, giải pháp được đưa ra là lắp đặt các kẹp hình chữ U ở mỗi đầu của một thanh lan can nhằm làm gián đoạn luồng không khí đi qua và ngăn các dòng xoáy nhỏ được cho là tạo ra tiếng ồn. Những chiếc kẹp này có thể giảm 75% độ ồn của tất cả âm thanh. Chỉ khi gió cực kỳ lớn từ 101,4 km/h (63 dặm/giờ) trở lên thổi qua, tiếng ồn mới có thể nghe thấy.
Theo các kỹ sư, đây là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất, nhưng việc lắp đặt các kẹp vào cả hai mặt của tất cả 12.000 thanh lan can trên cầu sẽ không hề rẻ. Các sửa đổi mới sẽ tiêu tốn khoảng 450.000 USD (364.000 bảng Anh) để hoàn thành.
“Giải pháp được đề xuất sẽ giúp giảm các âm thanh gây phiền phức tới hầu hết người dân. Điều quan trọng là giải pháp này sẽ không ảnh hưởng đến sự ổn định cấu trúc của Cầu Vàng khi có gió lớn kéo dài. Việc lắp đặt dự kiến sẽ hoàn tất vào nửa đầu năm 2023,” đề xuất cho biết.
Nguồn: SH
- Đừng giết những con nhện trong nhà, chúng là các “bảo vệ ẩn danh” cho gia đình bạn
- Vũ trụ chúng ta đang sống có phải là duy nhất?
- Phiến đất sét 4000 năm tuổi ghi bản khiếu nại dịch vụ khách hàng cổ nhất thế giới