Nền văn minh Trung Quốc đã được truyền lại hàng ngàn năm. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, văn tự lâu đời nhất ở Trung Quốc là văn khắc trên xương cốt.
Tuy nhiên, trên đỉnh phía bắc của núi Cẩu Lũ ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, có một tấm bia đá cổ. Trên đó có khắc những dòng chữ giống hình con nòng nọc, mà ngay cả một số nhà khảo cổ học cũng nói rằng họ không thể hiểu được.
Bia đá của Đại Vũ lập. – Ảnh: chanhkien.org
Tấm bia của Đại Vũ từ hơn 4000 năm trước
Ai đã khắc nó, và những câu chuyện nào ẩn sau nó?
Truyền thuyết kể rằng đó là tấm bia ghi công trạng trị thủy của Đại Vũ, và nó còn được gọi là ba bảo vật của quốc gia Trung Hoa. Bia cao bảy thước, rộng năm thước, dày một thước, trên bia khắc bảy mươi bảy chữ, giống như con nòng nọc, lại giống như chữ điểu triện.
Đây được xem là bia đá cổ nhất ở Trung Quốc.
Bia Cẩu Lũ. – Ảnh: chanhkien.org
Nhắc đến Đại Vũ, câu chuyện quen thuộc nhất là “Đại Vũ trị thủy”, người ta nói rằng vào thời tiền sử 4000 năm trước, thế giới bị ngập lụt, Đại Vũ đã chạy khắp nơi để mọi người điều khiển nước.
Một ngày nọ, Vũ đi đến qua Hành Sơn, trèo lên đỉnh núi cao nhất, chuẩn bị một con vật để cúng tế, cung kính dâng lễ.
Lúc này bảy tám công trình trong số mười công trình trị thuỷ đã được hoàn thành, ngày trị thủy thành công đã sắp tới. Ông quyết định khắc đá lập bia để kỷ niệm. Sau khi xem xét các nơi, cuối cùng ông chọn đặt tấm bia trên đỉnh núi Cẩu Lũ. Trước đây, nó được gọi là “bia Cẩu Lũ”.
Đỉnh núi Cẩu Lũ là một trong 72 đỉnh của núi Hành Sơn, bia Cẩu Lũ được lập trên một tảng đá tự nhiên, tương truyền rằng nơi dựng bia chính là vị trí mực nước lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, vô số văn nhân đi qua đây, nhưng tất cả họ không ai có thể hiểu được nội dung được viết trên đó. Giờ đây, sau hàng thập kỷ dày công nghiên cứu, một chuyên gia về chữ viết cổ cuối cùng đã giải mã được nội dung trên tấm bia của Đại Vũ.
Cuối cùng đã được giải mã
Học giả hiện đại, tiên sinh Mã Hạ Sơn, sau hơn 20 năm miệt mài nghiên cứu về các ký tự thời nhà Hạ, đã giải mã được các chữ của bia Cẩu Lũ như sau:
“Thừa đế trủng nhiên, dực phụ ung vệ. Tai hàng thỉ phát, tự hoàn vãng hành. Tam hà phi dũng. Bắc quá ký nhi điện, tự nhược vong điểu. Túc nhạc lộc đình, sưởng dật dậu kỳ, thủy lư phất trường, vãng cầu vĩnh định.
Hoa nhạc thái hành. Sùng sở sự bầu, lao dư Thần nhân, sưởng mạn cát tỷ. Nam độc diễn xương, y tắc thực bị, vạn bang giai ninh, cương vô dạng mãng”.
Giải thích “Cẩu Lũ bia”:
“Thụ lệnh của Hoàng đế ban cho quyền trợ giúp Thuấn đế trị lý sông Ung và sông Vệ. Lũ lụt ập đến, ta lập lời thề rồi lên đường, vất vả bôn ba giữa sông Hằng và sông Tự.
Ba con sông gây hồng thủy tràn lan, từ phía Bắc – Ký Châu tế tự tỏ lòng thành kính với tổ tiên và Thần linh, mải miết trị thuỷ mà quên mất quê hương đất tổ.
Ngoài lúc trị thuỷ cũng thường trú ở đình viện trên núi cao, dùng rượu cúng bái thiên địa, cầu nước sông tiêu thoát đừng tràn ngập khắp nơi, nước đến bậc thềm thì không dâng lên nữa, mong lũ lụt được bình ổn.
Từ núi Hoa Nhạc đến núi Hằng Sơn rồi đến núi Thái Sơn, Hành Sơn, lòng thành kính tôn sùng nghe những người tài trí chỉ bảo việc khai thông nước sông, từ đó lũ lụt giảm bớt, ngoài việc trị thuỷ thì lúc bình thường có dư thời gian cũng dành để hương khói thờ phụng Thần linh, dùng rượu thơm để thiết đãi dâng lên các vị Thần.
Thần linh tỏ rõ: chuyển dời đại cát. Kênh mương ở phía Nam đã thông thuận, cây cối phong phú, ăn no mặc ấm, vạn bang an định, từ biên cương đến Trung Nguyên sẽ không còn lũ lụt”.
Đại Vũ trị thủy. – Ảnh: Internet
“Cẩu Lũ bia” đã ghi lại rằng Đại Vũ được lệnh của Đế Thuấn xuất phát từ Ký Châu bôn ba bốn phương, theo núi đốn cây để dẫn nước vào sông Hoàng Hà, ba lần đi qua nhà mà không vào.
Sau 13 năm nỗ lực, nước lũ cuối cùng đã được trị dứt. Nội dung của bia Cẩu Lũ về đại thể là giống với những ghi chép trong chương “Vũ Cống” của Kinh Thư, và rất phù hợp với nội dung ghi chép về Đại Vũ trị thuỷ trong chương “Hạ Bản kỷ” của Sử Ký.
Năm Hán Vũ Đế thứ hai (127 TCN), Vũ Đế đã xây dựng điện Vũ Vương ở trên đỉnh Cẩu Lũ, được hậu thế truyền đời tu bổ. Vào năm Đồng Trị thứ chín thời nhà Thanh (1878), điện Vũ Vương được trùng tu thành miếu, có diện tích hơn 1.000 mét vuông.
Chữ khắc trên bia Cẩu Lũ đề cập đến việc cúng tế Thần linh và Trời Đất. Đại Vũ đến nơi nào trị thuỷ đều phải cúng tế Sơn Thần, khi cúng tế các vị Sơn Thần khác nhau thì cũng dùng những tế phẩm khác nhau, điều này được trình bày chi tiết trong Sơn Hải Kinh.
Nguồn: VDH
- Phát hiện vật thể di chuyển hơn 200 km/h dưới đáy biển sâu cùng những tàn tích của nền văn minh cổ đại
- Bí ẩn loại nấm chết người đằng sau lời nguyền Tutankhamun
- Bí ẩn cánh cửa thời không ở