Tam Tinh Đôi và “Sơn Hải Kinh”: Huyền thoại hay sự thật?

Chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau giải mã bí ẩn của văn hóa Tam Tinh Đôi lần trước. Điều mà chúng tôi muốn thảo luận với các bạn hôm nay chính là mối liên hệ ngàn tơ vạn mối giữa nền văn minh Tam Tinh Đôi và “Sơn Hải Kinh”…

Ảnh ghép minh hoạ.

Như chúng tôi đã nói trước đây, có nhiều giả thuyết phân vân ​​khác nhau về nguồn gốc của nền văn minh Tam Tinh Đôi. Một số nói rằng nó đến từ Tây Á, một số nói rằng nó đến từ Ai Cập, và một số thậm chí nói rằng nó đến từ một nền văn minh ngoài hành tinh. Tại sao? Bởi vì trong các cuốn sách lịch sử hiện có của chúng ta, hầu như không có mô tả gì về nền văn minh Thục cổ này. Do đó, mọi người chỉ có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình và đưa ra nhiều cách diễn giải khác nhau.

Tuy nhiên, thời kỳ mà nền văn minh Tam Tinh Đôi tồn tại – tức là thời kỳ Ngũ Đế của văn hóa Trung Nguyên – là thuộc về thời kỳ cổ đại, và không có nhiều ghi chép lịch sử về thời kỳ đó. Chẳng hạn, cuộc đời lẫy lừng của Hoàng Đế chỉ lưu lại vỏn vẹn hơn chục dòng trong “Sử ký”. Trong trận chiến Trác Lộc nổi tiếng, Thái sử công (quan sử) chỉ viết những lời (tạm dịch) như sau: “Chiến đấu với Xi Vưu trong vùng Trác Lộc hoang dã, toại cầm đã giết chết Xi Vưu”. Vì vậy mà một nền văn minh như Tam Tinh Đôi đã sớm bị chìm mất, bởi trong sử thư của các thế hệ sau không ghi chép lại được.

> Xem video:

Di chỉ văn hóa Tam Tinh Đôi có thể được nhìn thấy trong “Sơn Hải Kinh”

Trên thực tế, vào thời điểm đó, chúng ta có một cuốn sử thư, và đó chính là “Sơn Hải Kinh”.

Người ta nói rằng cuốn kỳ thư này ban đầu được viết vào thời “Đại Vũ trị thủy”, vì vậy nó đại khái cùng niên đại với nền văn minh Tam Tinh Đôi. Văn cảo ban đầu có thể là báo cáo công tác khám sát địa hình thời “Đại Vũ trị thủy”. Hậu nhân sau đó có thể đã viết thêm vào bộ kinh, và cuối cùng đã hình thành 18 thiên kinh văn mà chúng ta đang thấy bây giờ.

Trong “Sơn Hải Kinh – Sơn Nội Kinh” có ghi chép thế này: “Phía Tây Nam có ba quốc gia. Thái Hạo sinh Hàm Yên, Hàm Yên sinh Thừa Li, Thừa Li sinh Hậu Chiếu, Hậu Chiếu là bắt đầu thành Ba Nhân”. “Ba Nhân” được đề cập ở đây rất có khả năng là người Thục cổ đại. Qua câu thoại này có thể thấy, người Thục cổ cho rằng mình là con cháu của một loài chim.

Trong các di tích văn hóa được khai quật ở Tam Tinh Đôi, chúng ta thực sự có thể nhìn thấy đâu đâu cũng có bóng dáng của các loài chim. Ví dụ, cái đầu điểu bằng đồng với tư thế dũng mãnh này hoàn toàn có thể sánh với ngỗng Canada, loài chim bá chủ của nước Mỹ.

Và đôi đồng kê đồng điểu sống động như thật này được chế tác cũng rất tinh xảo.

Hãy cùng chiêm ngưỡng bức tượng đồng này nhé. Bạn có thấy điều gì đặc biệt không?

Vâng, đó là mặt người và thân chim. Đây rất có thể là Thần mùa xuân Câu Mang được miêu tả trong “Sơn Hải Kinh”. Trong “Sơn Hải Kinh – Hải ngoại Đông Kinh” có viết như thế này:

“Đông Phương Câu Mang, điểu thân nhân diện, thừa lưỡng long” (Thần Câu Mang ở phương Đông, thân chim mặt người, cưỡi trên hai con rồng). Nói cách khác, hình tượng của Câu Mang được đặc trưng bởi mặt người và thân chim. Người ta nói rằng bản gốc “Sơn Hải Kinh” chứa một số lượng lớn các hình ảnh minh họa, nhưng rất tiếc sau đó nó đã bị thất lạc. Bức họa Câu Mang này từ thời nhà Minh, tuy không phải là nguyên gốc nhưng nó miêu tả khá trung thực. Hãy so sánh nó với bức tượng đồng này ở Tam Tinh Đôi. Có giống không?

Ảnh chụp từ video Epoch Times.

Câu Mang được cho là vị Thần phụ tá của vua Phục Hi, chủ quản việc đâm chồi nảy lộc của cây cối và sự sinh trưởng của vạn vật vào mùa xuân, với hình tượng nước da trắng trẻo, khuôn mặt vuông vức, thân mặc áo màu xanh lục với đôi cánh trên lưng. Từ góc nhìn này, bức tượng đồng này giống như tượng thần Câu Mang được lấy ra từ máy in 3D. Vào thời xa xưa, vào đầu lễ hội mùa xuân, mọi người sẽ mặc áo choàng và đội khăn trùm đầu màu xanh lục để làm lễ cúng thần Câu Mang. Tượng đồng có lẽ cũng được người Thục cổ dùng để thờ vị Thần mùa xuân này.

Nếu bạn nghĩ rằng đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thì sự giống nhau giữa cây thần bằng đồng được chế tác tinh xảo ở Tam Tinh Đôi này và cổ thần thụ được miêu tả trong “Sơn Hải Kinh” thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn.

Trong “Sơn Hải Kinh – Hải ngoại Đông Kinh” có ghi chép như thế này: “Thang Cốc thượng hữu Phù Tang, thập nhật sở dục, tại Hắc Xỉ bắc. Cư Thủy trung, hữu đại mộc, cửu nhật cư hạ chi, nhất nhật cư thượng chi”.

Chính là nói, ở một nơi nào đó rất xa biển Hoa Đông thời cổ đại, có một cây thần là Phù Tang, là nơi cư ngụ của mười mặt trời, chín mặt trời đậu ở cành dưới, một mặt trời đậu ở ngọn. Vậy mười mặt trời này hoạt động như thế nào? “Nhất nhật phương chí, nhất nhật phương xuất, giai tái ư ô”, nghĩa là họ làm việc luân phiên, đi tuần duyên một ngày, sau đó nghỉ ngơi chín ngày. Vào ngày làm việc, chú chim làm việc như một người lái xe.

Bạn đã nghĩ ra điều gì chưa? Truyện cổ Hậu Nghệ bắn mặt trời đúng không? Vâng, đó là truyền thuyết chim Ô-lạp vàng ba chân chở mặt trời đi tuần duyên. Kiểu công việc này quá nhàn hạ, chẳng trách mười anh em mặt trời muốn cùng nhau ‘lang thang phố phường’. Truyện cổ sau này diễn biến như thế nào thì chúng ta có thể xem ở đây:

Hãy cùng nhìn lại cây thần ở Tam Tinh Đôi này. Cây thần cao 4 mét, có chín cành, cành đầu rủ xuống uốn cong hình cung mỹ lệ, trên đỉnh cung là một con chim xinh đẹp đang ngẩng cao đầu, sải cánh chuẩn bị bay. Đây chẳng phải là cây Phù Tang huyền thoại sao? Đây chẳng phải nơi các anh em mặt trời đậu sao? Tại sao không có con chim trên ngọn cây? Chẳng phải có 10 mặt trời sao? Người nhà đã chở cả 10 mặt trời đi làm việc rồi.

Cây thiêng bằng đồng được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên vào ngày 13/4/2005 (ảnh chụp màn hình Epoch Times).

Nếu nhìn bằng cách này, không lẽ có thể thực sự đã có mười mặt trời trên bầu trời vào thời cổ đại? Khó mà nói ra được. Nếu những câu chuyện cổ trong “Sơn Hải Kinh” đều là do hậu nhân bịa ra, thì làm sao họ biết được thần Câu Mang và cây Phù Tang này đã tồn tại vào thời thượng cổ, khi mà thậm chí nhiều văn tự liên quan đều không có ghi chép về Thục quốc cổ đại?

Các chuyên gia thậm chí còn tìm thấy những văn vật được miêu tả trong “Sơn Hải Kinh” ở di chỉ Tam Tinh Đôi. Ví dụ như, chiếc mặt nạ với mắt dựng đứng nổi tiếng này; một số chuyên gia cho rằng người Thục cổ sùng bái Thần thú Chúc Long “Tam Hải Kinh”. Thần Chúc Long “thân dài vạn lý”, mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm, thở ra là mùa hạ, hít vào là mùa đông. Thần trông như thế nào? “Nhân diện xà thân, trực mục chính thừa” (mặt người thân rắn, mắt dựng đứng). Các chuyên gia cho rằng “trực mục” chính là mắt dựng đứng, chính là tướng mạo của đôi mắt lồi trong chiếc mặt nạ này.

Vào ngày 15/6/2005, một chiếc mặt nạ mắt lồi bằng đồng được trưng bày tại Bảo tàng Sanxingdui ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên (ảnh chụp màn hình Epoch Times).

Do đó, từ các văn vật Tam Tinh Đôi mà đánh giá, số lượng lớn các câu chuyện thần thoại được mô tả trong “Sơn Hải Kinh”, cũng như nhiều loài trân cầm dị thú, rất có khả năng đã thực sự tồn tại. “Sơn Hải Kinh” cũng giúp chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa nền văn hóa Tam Tinh Đôi và các nền văn minh cổ đại của vùng Trung Nguyên.

Tuy nhiên, hậu nhân coi “Sơn Hải Kinh” như một nhật ký về những câu chuyện kỳ ​​quái; một nguyên nhân lớn là do nhiều ghi chép trong sách không thể tìm thấy thứ tương ứng trong hoàn cảnh hiện thực. Đặc biệt là sơn mạch (dãy núi). Nhân văn, vật chủng có thể biến thiên theo thời gian, nhưng sơn mạch thì hàng nghìn năm không cách nào biến hóa lớn như vậy. Tuy nhiên, sơn mạch được mô tả trong “Sơn Hải Kinh” rất nhiều là không thể tìm thấy ở đất Trung Hoa. Chuyện gì đang xảy ra ở đây?

Ngũ đại hệ sơn mạch được liệt kê trong “Sơn Hải Kinh”

Nếu chúng ta mở mang tư tưởng và so sánh nó với một bản đồ thế giới, chúng ta sẽ phát hiện rằng, năm đại hệ sơn mạch được mô tả trong “Sơn Hải Kinh” rất có khả năng không chỉ giới hạn ở Trung Quốc đại lục.

Trên thực tế, nhà khảo cổ học người Mỹ, Tiến sĩ Henriette Mertz đã nhận thấy điều này ngay từ những năm 1950. Trong cuốn sách ký lục Pale Ink của bà xuất bản năm 1958, có đề cập rằng những gì có thể được mô tả trong “Sơn Hải Kinh – Đông Sơn Kinh” rất có thể là những dãy núi ở đại lục Châu Mỹ.

Tiến sĩ Mertz làm sao có thể đưa ra kết luận này? Bà đã dùng một loại phương pháp “ngốc nghếch” nhất mà chúng ta thấy – chính là nghiêm khắc chiểu theo các chỉ dẫn trong sách. Trong sách nói hướng Đông 300 dặm, liền đi về hướng đông 300 dặm, rồi xem xem có gì, chẳng phải là phù hợp với trong sách nói sao? Bằng cách này, bà đã dùng biện pháp “ngốc nghếch” – đo bằng bước chân của mình một cách trung thực, cuối cùng bà đã đưa ra được một tập hợp dữ liệu đáng kinh ngạc.

Trong bốn dãy núi được liệt kê trong “Sơn Hải Kinh”, dãy núi thứ nhất có tổng cộng 12 ngọn núi; tiến sĩ Mertz bắt đầu từ đỉnh núi cao 5930 feet 20 dặm phía Tây Casper, bang Wyoming, rồi đi thẳng xuống, cuối cùng tới đỉnh Chinati gần Rio Grande, Texas. Có thể tìm thấy cả 12 ngọn núi tương ứng.

Dãy núi thứ hai bắt đầu từ Hart Mt ở Manitoba, Canada và kết thúc tại Triangulo Peak ở Mazatlan, Mexico. Tổng cộng có 17 ngọn núi. Nó cũng trùng khớp với cột sơn mạch thứ hai trong “Đông Hải Kinh”.

Dãy núi thứ ba đi dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, bắt đầu từ Dãy núi Wildward ở Alaska và kết thúc tại một ngọn núi gần Santa Barbara, California. Tổng cộng có 9 ngọn núi. Nó phù hợp với cột sơn mạch thứ ba được liệt kê trong “Đông Sơn Kinh”.

Dãy núi thứ tư, bắt đầu từ Mt Rainier ở Bang Washington, và đi qua Oregon đến Đỉnh Capitol ở phía bắc Nevada, tổng cộng có 8 ngọn núi, hoàn toàn trùng hợp với sơn mạch thứ tư của “Đông Sơn Kinh”.

Bà đã đi theo con đường như vậy tổng cộng 6000 dặm Anh, với sai số chỉ 107 dặm Anh, ít hơn 2%! Đại Vũ đã dùng phương pháp nào để đo đạc? Ông ấy đã dùng thần thông, hay thần khí đây?

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa, là không chỉ sơn mạch, hà lưu, mà các loài động vật cũng được ghi chép không sai sót chút nào. Ví dụ, “Đông Sơn Kinh” ghi lại một con vật “kỳ trạng như thố, nhi điểu loại uế, si mục xà vĩ…” – đại khái nghĩa là trong dãy núi Đông Sơn có một con vật có thân hình như thỏ, mỏ dài như chim, đuôi rắn, mắt cú, khi thấy người thì nhắm mắt giả vờ chết. Loài vật này giống với loài armadillo Bắc Mỹ một cách đáng ngạc nhiên.

Chúng ta hãy xem một bức ảnh của một con armadillo ở Bắc Mỹ. Nó có giống như vậy không? Nó có đôi tai nhọn và cái miệng nhọn, đôi mắt nhỏ tròn và một cái đuôi dài.

Ngay cả thói quen cuộn tròn khi chạm trán kẻ thù cũng được ghi nhớ rõ ràng ở đây. Armadillo là một loài động vật chỉ sống ở Trung và Nam Mỹ và phần phía nam của Hoa Kỳ. Làm sao mà Đại Vũ, người sống ở cách xa hàng ngàn dặm, có thể đến mà biết?

Hình minh họa phượng hoàng chín đầu của Sơn hải kinh (phiên bản màu triều đại nhà Thanh)

Vì vậy, tất cả những dấu hiệu này cho thấy Đại Vũ hoặc tổ tiên của người Trung Nguyên có thể đã đến Bắc Mỹ và thực hiện các cuộc khảo sát thực địa. Hơn nữa, những nơi họ đã khảo sát có lẽ không chỉ ở Bắc Mỹ, mà có lẽ còn có diện tích rộng hơn.

Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì trong miêu tả cuối cùng, chính là trong phần tổng kết, có một câu như thế này: “Vũ viết: Thiên hạ danh sơn, kinh ngũ thiên tam bách thất thập sơn, lục vạn từ thiên ngũ thập lục lý, cư địa dã. Ngôn kỳ ngũ tạng”. Do đó cả năm thiên sơn kinh này, gồm “Nam Sơn Kinh”, “Tây Sơn Kinh”, “Bắc Sơn Kinh”, “Đông Sơn Kinh” và “Trung Sơn Kinh” cũng tạo thành “Ngũ tạng Sơn Kinh”, Đại Vũ đã tham khám qua cả ngũ tạng này. Ngày càng nhiều chuyên gia gần đây tin rằng, rất có thể có khả năng ông chỉ ra ngũ tạng của địa cầu. Địa cầu cũng giống con người, có đủ ngũ tạng ư? Có thể như vậy không? Không vội xét, chúng ta trước hết hãy xem bản đồ.

Đây là bản đồ của Nam Cực. Bạn có nghĩ nó giống bộ não không? Năm cơ quan nội tạng của cơ thể người là: tim, gan, lá lách, phổi và thận, cơ quan nào gần với bộ não nhất? Tim. Châu lục nào gần Nam Cực nhất? Châu Úc. Sau đó, hãy xem bản đồ nước Úc này và hình trái tim bên cạnh nó, chúng có giống nhau không?

Ảnh chụp từ video Epoch Times.

Có gì ở cả hai bên trái tim? Phổi. Hai bên châu Úc là gì? Châu Phi và Nam Mỹ. Chúng ta hãy nhìn vào hai bản đồ của Châu Phi và Nam Mỹ. Giới khoa học luôn thắc mắc rằng Nam Mỹ và Châu Phi cách xa nhau và chưa bao giờ được kết nối với nhau, nhưng tại sao chúng lại giống nhau đến vậy? Bây giờ chúng tôi đã tìm ra lý do – bởi vì chúng là cùng một cơ quan, hai thùy phổi trái và phải đối diện!

Ảnh chụp từ video Epoch Times.

Có gì dưới phổi? Gan. Hướng bắc của châu Phi? Là lục địa Âu-Á. Hãy cùng xem bản khối đại lục Âu-Á này có rất giống với bức ảnh chụp lá gan bên cạnh không? Còn tiểu lục địa Nam Á là túi mật nằm dưới gan, và dãy núi Ural là dây chằng chia thùy gan trái và phải và cố định gan.

Đối diện với Âu-Á bên kia biển là Bắc Mỹ. Và bên kia của lá gan thì sao? Đó là lá lách. Vì vậy, lục địa Bắc Mỹ này tương ứng với lá lách. Trong cấu tạo của cơ thể con người, lá lách và thận là hai cơ quan liên tiếp với nhau.

Vì vậy, đảo Greenland ở bên cạnh Bắc Mỹ, chính là quả thận của trái đất.

Ảnh chụp từ video Epoch Times.

Sau khi xem xong những hình ảnh này, bạn nghĩ sao? Thật tuyệt vời phải không? Hiện nay những dãy núi được mô tả trong “Đông Hải Kinh” đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ, điều này chứng tỏ rằng “Sơn Hải Kinh” không phải là một cuốn sách huyền hoặc kỳ quái, mà là một cuốn sách có thật về lịch sử cổ đại. Thời cổ đại, những câu chuyện như Nữ Oa tạo ra con người, Hậu Nghệ đuổi mặt trời, Tinh Vệ lấp biển, có lẽ không phải là chuyện thần thoại, mà là lịch sử có thật.

Và những nơi có dấu chân của Đại Vũ trị thủy, rất có khả năng là năm đại lục và bốn đại dương. Đừng hỏi tôi điều này được thực hiện thế nào, bởi vì tôi không biết. Nhưng trên thế giới có rất nhiều sự tình mà chúng ta không đoán được quá trình, nhưng có thể thấy được cái kết cục của nó, đúng không? Hiện tại những dãy núi đối ứng trong “Đông Sơn Kinh” đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ; biết đâu một ngày nào đó, một học giả châu Âu nào đó cũng có thể tìm thấy những dãy núi trong “Tây Sơn Kinh”? Hoặc có thể một số vật phẩm cổ đại đã ngủ yên ở một góc nào đó trên thế giới, bỗng lại nhìn thấy bầu trời vào một ngày nào đó, giúp chúng ta giải đáp những bí ẩn – giống như cây thần bằng đồng được khai quật ở Tam Tinh Đôi?


Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *